Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại

13/03/2017 05:59
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam, dự đoán trong năm 2017 mức tăng trưởng của ngành chỉ đạt ở mức 2%. Với sự cạnh tranh gây gắt về nguyên liệu khi các quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn như Trung Quốc đã có chính sách về đóng cửa rừng tự nhiên, các quốc gia láng giềng của Việt nam như Lào và Campuchia - cung cấp lượng gỗ lớn tiêu dùng trong nước đã và đang có chính sách cấm xuất khẩu. Với các chính sách đó phần nào sẽ đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao trong khi đó gỗ nguyên liệu chiếm tới 45-50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất  khẩu trong nước. 

Dự báo về thị trường xuất khẩu 
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt nam chiếm tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu, đầu tàu tăng trưởng của thế giới trong năm 2017 được dự báo sẽ là Mỹ với mức tăng GDP khoảng 2,2% khi chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump thực thi các chính sách bảo hộ kinh tế, tăng chi cho cơ sở hạ tầng, giảm thuế và nới lỏng các quy định kiểm soát các doanh nghiệp để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế.
Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Giant Hasdies, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế và thị trường toàn cầu của Tập đoàn tài chính Goldman Sachs nhận định “Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ tiếp tục tục tăng trưởng từ 2% - 3% trong năm nay.
Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh chính sách của chính quyền mới tại Mỹ cũng tạo ra nhiều rủi ro, thách thức cho chính nước Mỹ và nền kinh tế thế giới, Gỗ và sản phẩm gỗ mặt hàng xuất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng không tránh khỏi rủi ro đo. Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra sẽ tác động nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của những nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành đồ gỗ Việt Nam. 
Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, được dự đoán có mức tăng trưởng chậm trong năm 2017, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), triển vọng tăng trưởng của Nhật trong năm 2017/2018 được dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2017 và sau đó chậm lại vào năm 2018. 
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 6,98 tỷ USD, tăng 1.1% so với năm 2015, lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua ngành gỗ ở mức tăng trưởng 1 con số.
Các mặt hàng xuất khẩu
Dăm gỗ xuất khẩu tăng trưởng âm 

 

Dăm gỗ, mặt hàng xuất khẩu chiếm trung bình trên 17% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm, năm 2016 đánh dấu mức tăng trưởng âm của mặt hàng này, 11 tháng 2016 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 878,9 triệu USD chiếm 14,45% tổng lượng xuất khẩu, giảm 3,5% so với năm 2015. Thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Giá trị xuất khẩu giảm một phần do giá xăng dầu giảm, một phần do tác động của sự dịch chuyển thị trường của nhà nhập khẩu, thay vì nhập dăm gỗ từ Việt Nam họ đang chuyển một phần nhập từ các thị trường khác như Úc, Newzeland, .. có giá cạnh tranh hơn và một phần nhỏ do tác động của chính sách thuế 2% đối với mặt hàng này.

Dự báo trong năm 2017, xuất khẩu dăm gỗ vẫn giữ ở mức xuất khẩu ổn định. 

Đồ gỗ nội thất xuất khẩu
 

Chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu, đồ gỗ nội thất xuất khẩu đóng phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, với mức tăng trưởng hàng năm đạt 10%, và giữ vững mức tăng này trong 3 năm qua.

Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này, chiếm tới 

Đồ gỗ văn phòng (Hs 94033)
Với mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm và chiếm 5,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm,  xuất khẩu đồ gỗ văn phòng  vẫn giữ vững mức tăng trưởng này trong năm 2016, có xu hướng gia tăng vào năm 2017. Năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 309,67 triệu USD tăng lên mức 330,9 triệu USD vào năm 2014 và năm 2015 đạt mức 357,0 triệu USD, tăng 7,28% so với năm 2014, năm 2016 đạt 355,16 triệu USD giảm so với năm 2015. Các thị trường khác như: Anh, Hàn Quốc, Canada giữ vững mức tăng trưởng ổn định trung bình từ 20-30%/năm.  Dự báo giá trị xuất khẩu mặt hàng này sẽ ở mức trăng trưởng ổn định trong năm 2017. 

Thị trường xuất khẩu chính: năm 2013 Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ văn phòng sang Mỹ đạt 117,93 triệu USD; năm 2014 đạt 126,69 triệu USD; năm 2015 tăng lên 160,37 triệu USD; năm 2016 đạt 148,60 triệu USD. Đứng tiếp theo sau là Nhật Bản, năm 2013 Nhật Bản nhập mặt hàng này đạt 109,62 triệu USD, mức nhập mặt hàng này đã giảm trong năm 2014 (94,02 triệu USD), năm 2015 (82,61 triệu USD) và 2016 chỉ đạt 83,29 triệu USD, trái với mức giảm ở thị trường Mỹ thì mặt hàng này xuất khẩu sang Trung Quốc tăng từ 21,09 triệu USD năm 2013 lên 38,79 triệu USD vào năm 2015 và 2016 đạt 57,39 triệu USD) , Úc  tăng từ 5,56 triệu USD vào năm 2013 tăng lên 9,44 triệu USD vào năm 2015 và 2016 đạt 9,24 triệu USD. 
Đồ gỗ phòng bếp (Hs 9034)
 

Tương tự như  đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ nhà bếp giữ mức tăng trưởng ổn định  8,2%/năm, chiếm thị 2,68% tổng giá trị xuất khẩu, đồ gỗ phòng bếp không được coi là sản phẩm gỗ xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Năm 2013 mặt hàng này xuất khẩu đạt 143,93 triệu USD, năm 2014 đạt 160,87 triệu USD đến năm 2015 tăng lên mức 171,19 triệu USD, năm 2016 đạt 183,89 triệu USD. Với các thị trường xuất khẩu chính ổn định như, Mỹ (81,33 triệu USD - 2015); Hàn Quốc (25,69 triệu USD - 2015); Anh (18,29 triệu USD - 2015), mặt hàng này sẽ đạt được mức tăng vào năm 2017 ước 8,5% so với năm 2016. 

Đồ gỗ phòng ngủ (Hs 94035)
 

Chiếm tỷ lệ trung bình 17,27% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm với mức tăng trưởng trung bình đạt 6,74%/năm. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2013 đạt 948,95 triệu USD, năm 2014 đạt 1,02 tỷ USD, trăng 7,73% so với năm 2013, năm 2015 đạt 1,09 tỷ USD  tăng 5,57% so với năm 2014 và năm 2016 mặt hàng này xuất khẩu đạt 1,089 triệu USD, giữ mức ổn định so với năm 2015

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này năm 2013  đạt 646,17 triệu USD; 2014 tăng lên mức 646,87 triệu USD và  2015 đạt 717,45 triệu USD; tới năm 2016 đạt được 720,12 triệu USD. Kế tiếp theo là thị trường Nhật, 2013 là 92,90 triệu USD, năm 2014 tăng lên 115,38 triệu USD vào năm 2015 giảm xuống còn 107,18 triệu USD, năm 2016 tăng lên 110,1 triệu USD. Anh và Trung Quốc là hai thị trướng xuất khẩu đứng thứ ba và thứ tư với mức xuất khẩu lần lượt đạt 58,9 triệu USD (2016) và 41,63 triệu USD (2016).

Đối với mặt hàng này, các thị trường như Úc ,Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Nga,... hay là những thị trường tiềm năng, vẫn còn nhiều thị phần để Việt Nam mở rộng xuất khẩu. 


Sản phẩm gỗ khác (Hs 94036)
Chiếm tỷ lệ khá lớn trung bình 18,1% trong tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu, đây được xem là mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2013 đạt 866,94 triệu USD thì năm 2014 tăng 19,4%  ứng với 1,07 tỷ USD, so với năm 2014, giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 17,76% vào năm 2015 ứng với 1,30 tỷ USD, đến năm 2016 xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,43 tỷ USD. Với mức tăng trưởng  bình quân hàng năm 18,6%, dự báo mặt hàng này trong năm 2017 sẽ đạt mức 1,5 tỷ USD. 
Mỹ, Nhật Bản, Anh là 3 thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này. Năm 2013, Việt nam xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt 408,31 triệu USD, năm 2014 là 523,50 triệu USD, 2015 tăng lên 732,0 triệu USD và tới năm 2016 đã đạt 802,9 triệu USD. Nhật Bản là thị trường đứng thứ hai với giá trị xuất khẩu năm 2013 là 88,71 triệu, 2014 đạt 98,94 triệu USD, 2015 giảm xuống 84,97 triệu USD, nhưng năm 2016 đã tăng lên mức 105,9 triệu USD. Thị trường Anh tăng bất ngờ khi năm 2015 xuất khẩu mặt hàng này sang Anh ở mức 102,5 triệu USD thì năm 2016 đã tăng lên 126,4 triệu USD. 
Với mức tăng ổn định ở các thị trường xuất khẩu chính, đồng thời các thị trường mới và tiềm năng có nhiều thị phần để mở rộng như Úc, NewZeland, Mexico, Ả rập Saudi, Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất, Uzbekistan, Greece, Kuwait,....

Bộ phận đồ gỗ (Hs 94039) 
Các sản phẩm là bộ phận đồ gỗ mà Việt Nam xuất khẩu như: đầu giường, đuôi giường, chi tiết của tủ,bàn hoặc ghế,... năm 2013 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 367,56 triệu USD, tăng lên 388,17 triệu USD vào năm 2014 và đạt 438,87 triệu USD năm 2015, năm 2016 đạt 471,2 triệu USD. Chiếm tỷ trọng 6,71% tổng giá trị xuất khẩu, mức tăng hàng năm 8,34% cùng với thị trường xuất khẩu ổn định như Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2017 đạt mức 450 triệu USD.


Các loại ván xuất khẩu 
Chiếm tỷ trọng trung bình 5,6% tổng giá trị xuất khẩu, giá trị mang lại từ xuất khẩu các loại ván của Việt trong vòng 3 năm qua tăng đáng kể từ mức 307,1 triệu USD vào năm 2013 lên 324,83 triệu USD vào năm 2014, năm 2015 đạt 329,31 triệu USD, năm 2016 đạt 407,21 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2015. 
Trong các loại ván xuất khẩu, mặt hàng gỗ dán chiếm tỷ trọng lớn trên 63,5% giá trị xuất khẩu các loại ván. Năm 2013, xuất khẩu gỗ dán đạt 184,7 1 triệu USD, tăng lên 197,99 triệu USD vào năm 2014 và 213,0 triệu USD trong năm 2015,  năm 2016 đạt 286,97 triệu USD. Gỗ dán được coi là sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao trong các sản phẩm ván xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo trong năm 2017 với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia tăng, giá trị xuất khẩu các loại ván xuất khẩu tục tăng, nhất là gỗ dán xuất khẩu ở mức trên 10%/năm, ước đạt trị giá gần 300 triệu USD vào năm 2017. 

Gỗ tròn, gỗ xẻ xuất khẩu 
Với chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô nhằm khuyến khích sử dụng cây gỗ lớn cho chế biến gỗ xuất khẩu, trong những năm qua (từ 2013 cho tới nay), giá trị xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt  Nam giảm dần. Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trung bình chỉ chiếm 5,14%/tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng năm. 
Từ mức giá trị xuất khẩu 322,15 triệu USD vào năm 2013 thì năm 2014 giảm -15%, ứng với trị giá  274,04 triệu USD, năm 2015 tăng lên 405,9 triệu USD, năm 2016 mặt hàng này giảm 39% và ở mức 249,57triệu USD. Theo xu hướng đó, mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ xuất khẩu trong năm 2017 sẽ còn giảm, ước khoảng 5%/năm. 

Các loại sản phẩm gỗ khác 
Các loại sản phẩm gỗ khác là các loại sản phẩm như viên nén nguyên liệu, ván sàn, đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, đai thùng bằng gỗ, các loại sản phẩm gỗ khác,... chiếm khoảng 7,65%/tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.  Tổng trị giá xuất khẩu các loái sản phẩm gỗ khác năm 2013 đạt trên 301,5 triệu USD, năm 2014 đạt 478,74 triệu USD và vào năm 2015 đạt 513,70 triệu USD, năm 2016 đạt 615,27 triệu USD. Mức tăng trưởng bình quân trên 24,35%/năm.
Với mức tăng trưởng chậm ở một số sản phẩm gỗ xuất khẩu và sự giảm giá trị xuất khẩu ở mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ, dăm gỗ; mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chịu chịu tác động bởi tăng trưởng  kinh tế chậm lại ở các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Anh,.. Đồng thời sự tác động bởi các cam kết đã ký trong năm 2016 như EVFTA hay các hiệp định như  VPA/FLEGT, ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2017 sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 2%/năm./.
Theo Gỗ Việt