Làng nghề Đồng Kỵ: Đưa truyền thống tới châu Âu

30/04/2016 09:56
Làng nghề Đồng Kỵ: Đưa truyền thống tới châu Âu

Trong bối cảnh hội nhập, các hoạt động kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng, chỉ cần dừng lại một bước, sớm hài lòng với thực tế thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu. Tìm thêm những hướng đi mới, thoáng rộng và nhiều triển vọng hơn cho trước mắt cũng như lâu dài, vì thế đang là yêu cầu cấp thiết đối với phát triển làng nghề.


 Đồng Kỵ làng nghề gỗ truyền thống lâu đời, cũng như các làng nghề khác trong cả nước hiện đã và đang đứng trước khó khăn và thách thức trong bối cảnh Việt Nam hội nhập.
 Thử nghiệm loại gỗ
 Vài năm trước đây, Đồng Kỵ - một làng nghề truyền thống lâu đời giàu có nhờ những đơn đặt hàng lớn từ quốc gia láng giềng Trung Quốc. Với những thay đổi gần đây, Trung Quốc giảm lượng nhập lớn gỗ cũng như sản phẩm gỗ mỹ nghệ từ Việt Nam, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới làng nghề này. Lượng khách hàng thưa thớt, các đơn hàng giảm dần. Đứng trước bối cảnh đó, Đồng Kỵ cũng đang dần dần có sự chuyển hướng sản xuất, thay vì sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp từ các loại gỗ quý hiếm như Sưa, Trắc,... họ đã và đang chuyển sang các mặt hàng sử dụng các loại gỗ phổ biến hơn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước như Hương, Gụ, và đã có sự thử nghiệm dòng sản phẩm với các loại gỗ cứng nhập khẩu như Sồi, Tần bì.
 Ông Chử Văn Nhung - Phó Chủ tịch Hội gỗ Đồng kỵ cho biết, các hộ gia đình trong làng nghề rất muốn chuyển hướng sử dụng các loại gỗ khác để thay thế cho các loại gỗ quý hiếm hiện làng nghề đang dùng, tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường cho dòng sản phẩm này hiện vẫn đang là một lời ngỏ.
 Thay đổi mẫu mã để thích ứng
 Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ - lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ làng nghề craft villages Làng nghề Đồng Kỵ: Đưa truyền thống tới châu Âu vũ huy 27 Số 77 - Tháng 4.2016 No. 77 - April, 2016 trong đó có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề Đồng Kỵ vô cùng khó khăn và hạn chế. Từ cuối tháng 12/2014, nhà nước thắt chặt nguồn cung với lệnh đình chỉ tạm nhập, tái xuất gỗ quý hiếm từ Lào, Campuchia, khiến cho các DN, cơ sở sản xuất gặp rào cản về nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó, đầu ra cũng vô cùng khó khăn khi đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu bán tại các thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, với đối tượng tiêu dùng là những người có thu nhập cao. Thế nhưng thị trường Trung Quốc đang rơi vào tình cảnh “có tiền không dám mua”, đã khiến xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ nói riêng và Bắc Ninh nói chung sang Trung Quốc gần như bị tê liệt. Chưa kể thị trường tiêu thụ trong nước cũng có những cái khó do suy thoái kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu, chính là một trong những nguyên nhân khiến các mặt hàng gỗ tại các làng nghề bị đình trệ.
 Với các mặt hàng sản xuất gỗ truyền thống do đặc trưng của dòng sản phẩm có hoa văn Á Đông, nên chủ yếu được tiêu thụ trong nước và một số nước trong khu vực dẫn đến thị trường bị bó hẹp, sức tiêu thụ thấp. Để đẩy mạnh sức tiêu thụ, việc cải tiến và thay đổi các mẫu mã sản phẩm đã thực sự cấp thiết.
 Thay vì các mẫu truyền thống với hóa văn tinh xảo, phù hợp với thị trường Trung Quốc, các mẫu sản phẩm giả cổ theo phong cách châu Âu đã được bày bán nhiều ở Đồng Kỵ. Theo ông Nhung các hộ gia đình ở Đồng Kỵ đang chuyển mình để thích ứng với các yêu cầu từ thị trường khác, rất là việc mở cửa vào thị trường châu Âu, thay vì sử dụng loại gỗ Hương cho sản phẩm giả cổ này, trong thời gian tới Hội gỗ Đồng Kỵ sẽ nhập thử gỗ Sồi để bắt đầu sản xuất mẫu sản phẩm này.
 Chuyển hướng thị trường
 Trong cuộc họp BCH cuối năm 2015, Ông Vũ Quốc Vương chủ tịch Hội mỹ nghệ Đồng Kỵ đã khẳng định, việc xâm nhập vào thị trường khối các nước EU đối với Đồng Kỵ là việc khó khăn, nhưng Hội sẽ từng bước hoàn thiện về quy trình sản xuất bằng việc mở rộng quy mô sản xuất khi được tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ về quỹ đất, sử dụng lao động có trình độ và tay nghề,... Ngoài ra Hội cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường Lào, Campuchia.
 Thiết nghĩ, trước những khó khăn trước mắt, thay vì ngồi chờ phép màu từ cơ chế, chính sách, người dân làng nghề phải có những bước chuyển mình phù hợp với tình hình thực tế, đẩy mạnh chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ mà chúng ta có lợi thế trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đầu tư thích đáng về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn để tăng khả năng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được thị trường ưa chuộng. Tăng cường trao đổi thông tin bằng việc tổ chức các hội chợ, những kỳ xúc tiến thương mại để các nghệ nhân, những người trực tiếp sản xuất được giao lưu với các bạn hàng trên thế giới, giúp họ tìm hiểu được thị hiếu cũng như tập quán của các quốc gia mà mặt hàng nội thất Việt Nam có thể hướng đến. Ðồng thời, nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo nghề, cấp chứng chỉ cho những người có tay nghề khi đạt được trình độ nhất định. Quy hoạch lại sản xuất, mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghiệp, sản xuất các mặt hàng theo thiết kế hiện đại xuất sang các nước châu Âu và thị trường tiềm năng Mỹ... Và cuối cùng là ổn định thị trường trong nước và quốc tế, tạo sức cạnh tranh lành mạnh với hàng trong nước, khu vực và thế giới. Có như vậy làng nghề mộc truyền thống mới có thể vừng vàng vượt qua những gian nan thời hội nhập.
 Trước những khó khăn của làng nghề Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách hỗ trợ về vấn đề tín dụng, nhân công lao động, sản xuất… Tuy nhiên, bản thân làng nghề phải tự mình chuyển đổi thay vì phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Phải chuyển từ tư duy bán cái mình có sang bán cái thị trường cần, tìm kiếm những thị trường mới, ổn định và bền vững.
VŨ HUY– GỖ VIỆT số 77