Đồng Nai mở cơ hội xuất khẩu đồ gỗ trên đất Mỹ
Nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp (DN) làm hàng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ gặp khá nhiều thuận lợi. Nguyên nhân là Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh đồ gỗ mạnh nhất của các DN Việt Nam tại thị trường này đang bị Mỹ hạn chế.
Ông Nguyễn Đức Công, Phó giám đốc Công ty TNHH chế biến gỗ Tân Minh Hoàng (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa), cho biết hiện nay DN đã ký hợp đồng đơn hàng đến tháng 10, đây là năm có đơn hàng tốt nhất trong 6 năm trở lại đây. Các sản phẩm của Tân Minh Hoàng sản xuất chủ yếu là bàn, ghế, giường. Thị trường xuất khẩu chính của DN là Mỹ (70%) và Hàn Quốc.
Xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ đang gặp nhiều thuận lợi, nhưng các chủ DN cũng thừa nhận rằng sản xuất đồ gỗ của các DN Việt Nam cần tính toán bền vững hơn. Theo ông Nguyễn Đức Công, một khi sản phẩm đồ gỗ của Trung Quốc được bỏ thuế bán phá giá thì sản phẩm của DN Việt Nam vẫn khó cạnh tranh. Nguyên nhân do trình độ sản xuất của các DN trong nước hiện vẫn thấp hơn các DN Trung Quốc.
Trong một hội thảo về phát triển ngành gỗ được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 4 vừa qua, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) đã đưa ra cảnh báo: sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam chưa bị kiện bán phá giá tại Mỹ nhưng ở một số thị trường đã bị điều tra, vì vậy cần cảnh giác hơn. Cũng theo HAWA, Mỹ luôn sử dụng hàng rào kỹ thuật một cách hiệu quả đối với hàng xuất khẩu của các nước vào thị trường này, vì thế DN chế biến gỗ cần lưu ý đến các đạo luật của họ. Một điểm nữa mà HAWA nhấn mạnh ở đây là vấn đề sử dụng nguyên liệu. Khuyến cáo của hội này là sử dụng chính nguyên liệu gỗ của Mỹ để sản xuất là an toàn nhất.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, nguồn gỗ nguyên liệu trong nước hiện mới đáp ứng hơn 50% nhu cầu chế biến, phần còn lại phải nhập khẩu. Nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước được cấp chứng chỉ rừng FSC (Forest Certification) cũng cần phải quan tâm hơn, vì đây chính là “căn cước” để xuất hàng vào những thị trường khó tính.
Gỗ Việt
- Guyana: Thí điểm cung cấp gỗ ít được sử dụng (LUS) cho người tiêu dùng trong nước
- Peru: Ứng dụng công nghệ chống khai thác gỗ lậu
- Bắt nhịp xu hướng thế giới
- Triển khai ứng dụng hệ thống báo cáo nhanh Kiểm Lâm
- Mỹ: Sản xuất đồ nội thất chao đảo vì đình công
- Thương nhân Trung - Nga đôi phó với sự mất giá của đồng Rúp
- Trung phi và Đông Phi: Nguồn cung thắt chặt đẩy giá gỗ tròn ở Đông Nam Á
- Xuất khẩu gỗ tròn Nhật Bản tăng trưởng mạnh
- INDONESIA: Sau phê chuẩn VPA, xuất khẩu sang EU có thể tăng 10%
- Đối thoại toàn cầu của PEFC về khuyến khích người tiêu dùng sử dụng lâm sản bền vững
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh