Kết thúc đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - EU

22/09/2015 08:52
Kết thúc đàm phán  hiệp định thương mại Việt Nam - EU

Trong đầu tháng 8, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt nam đã chủ trì công bố kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt nam và EU. Thông cáo của bộ công thương cho biết hiệp định FTA Việt nam và EU sẽ giúp giảm thuế và hàng rào kỹ thuật để mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt nam. 

Việt nam cũng sẽ có tạo điều kiện cho máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay - thông cáo của bộ công thương nêu. Ông Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả hai bên.

Hiệp định gồm rất nhiều nội dung như: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật, thương mại, cạnh tranh, thậm chí cả doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ...  Đại sứ, trưởng phái đoàn ngoại giao EU tại Việt nam thì cho biết từ bước kết thúc cơ bản đàm phán hôm nay sẽ cần phải tiếp tục đàm phán các vấn đề kỹ thuật. Hai bên dự kiến có thể chính thức kết thúc đàm phán vào mùa thu năm 2015.

Nếu hiệp định được ký chính thức, 65% mặt hàng của Việt nam sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực - ông đại sứ nói.

Đối với ngành gỗ Việt nam, theo ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh. Với việc thuế suất giảm xuống 0% sau khi FTA được ký kết, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt nam có cơ hội mở rộng đối tác, thêm đơn hàng bởi nhiều khả năng các đơn hàng lớn của khách hàng châu Âu sẽ chuyển từ trung Quốc sang Việt nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc công nghệ, cải thiện hiệu quả lao động, đặc biệt phải tuân thủ chặt các quy chuẩn về nguồn gốc gỗ, kiểm định chất lượng sản phẩm... để đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của những thị trường khó tính này.

Gỗ Việt