AHEC thông Báo hội nghị các nước Đông Nam Á và Trung Hoa đại lục lần thứ 12 năm 2017 Diễn ra tại Thanh Đảo
Tại một hội chợ quốc tế được tổ chức mới đây tại Washington DC, Giám đốc khu vực của aHEC Ông John Chan công bố địa điểm tổ chức hội nghị năm 2017 tại Thanh Đảo.
Thanh Đảo là một thành phố nằm ở phía đông tỉnh Sơn Đông, bên bờ biển phía đông Trung Quốc, đây cũng là thành phố lớn nhất của tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp cấp tỉnh. Thống kê gần đây cho thấy Thanh Đảo có 9 triệu dân, với khoảng 6,1 triệu dân sống ở thành thị trên bán đảo Sơn Đông và nhìn ra biển Hoàng Hải. Thanh Đảo giáp Yên Đài ở phía đông bắc, Duy Phường ở phía tây và Nhật Chiếu ở phía tây nam là một cảng biển lớn, căn cứ hải quân, và trung tâm công nghiệp. Cầu vịnh Giao Châu, cây cầu biển dài nhất thế giới nối khu đô thị chính của Thanh Đảo với huyện Hoàng Đảo, trải dài trên các vùng biển vịnh Giao Châu. Nơi đây cũng là nơi có Nhà máy bia Thanh Đảo nổi tiếng, nhà máy bia lớn thứ hai Trung Quốc, dấu vết lịch sử với Đức. Trong năm 2007, Thanh Đảo được vinh danh trong tốp mười thành phố hàng đầu Trung Quốc và năm 2009, Thanh Đảo được xếp hạng là thành phố dễ sống nhất Trung Quốc do Viện quản lý cạnh tranh thành phố của Trung Quốc công bố. Năm 2016, thành phố xếp hạng 79 theo chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu.
Bình luận về sự lựa chọn của mình ông John Chan cho biết “dân số Sơn Đông năm 2015 là 98.5 triệu người, GDP bình quân đầu người là 9,694 USD, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 là 8%. Số lượng nhà máy chế biến nội thất tại Sơn Đông năm 2015 là 4.500 với 600.000 lao động. Trong số 544 doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký với doanh thu 13.9 tỷ USD. Ngành nội thất đã tăng trưởng hơn 60% so với mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là trên 12%. Ngành nội thất Sơn Đông đứng thứ tư, sau Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang về tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Do kế hoạch kinh tế của Chính phủ Sơn Đông năm 2015, ngành nội thất đã phải đối mặt với những thách thức và thay đổi - đó là những cải cách trong ngành nội thất để phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc nhằm giảm khí thải carbon, đạt tiêu chí môi trường xanh; nhu cầu chất lượng cao, hợp thời trang và nội thất được thiết kế mang tính địa phương để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Điều này đòi hỏi nguyên liệu gỗ nhập khẩu có chất lượng cao, do đó tạo ra cơ hội xuất khẩu cho gỗ cứng Hoa Kỳ với các hạng khác nhau. Vì Thanh Đảo có các trung tâm trung tâm thương mại, vận tải, vận chuyển, hậu cần, sản xuất và thiết kế cho các tỉnh Sơn Đông nên nơi đây đã được lựa chọn là địa điểm tổ chức triển lãm quốc tế về máy chế biến gỗ và Nội thất vào tháng 5 hàng năm trong 13 năm qua.”
Trung Quốc là thị trường số một toàn cầu gỗ xẻ gỗ cứng Hoa Kỳ và chiếm trên 50% tổng lượng xuất khẩu từ các ngành gỗ cứng xẻ Hoa Kỳ. aHEC tổ chức hội nghị thường niên tại các thành phố ở Trung Quốc và Đông Nam Á và đây là lần thứ hai ở Thanh Đảo. Nhiều nhà xuất khẩu Mỹ sẽ tham dự sự kiện tại khách sạn Thanh Dao Westin ngày 22-23/6/2017 cùng với hàng đại biểu Trung Quốc.
Thông tin chi tiết sẽ được công bố trực tuyến vào đầu năm mới tại www. americanhardwoods.org.
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 83
- Doanh nghiệp lo thiếu gỗ
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82
- Tin tổng hợp trong nước GỖ VIỆT số 82
- CHÂU ÂU: NHẬP KHẨU CHÂU ÂU THẤP HƠN DỰ KIẾN THÁNG 6 CUỐI NĂM 2016
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 80
- Brexit và tác động tới ngành gỗ Việt Nam
- Làng nghề Đồng Kỵ: Đưa truyền thống tới châu Âu
- Thống nhất cơ chế xử lý vướng mắc giữa Cục Hải quan Hải Phòng và các Hiệp hội Doanh nghiệp
- HỘI THẢO VIỆT NAM NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU: CƠ HỘI VÀ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh