Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82

27/09/2016 16:06

Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82

THỔ NHĨ KỲ ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ GỖ DÁN NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC
 
Ngày 30 tháng 8 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Bộ Kinh tế - Thổ Nhĩ Kỳ ban hành kết luận điều tra cuối cùng vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ dán (plywood) nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
  Cục QLCT trân trọng thông báo tới quý Hiệp hội một số thông tin liên quan tại Công văn chính thức gửi kèm theo email này, và trân trọng đề nghị Hiệp hội hỗ trợ thông báo tới các doanh nghiệp thành viên để các doanh nghiệp được biết và có kế hoạch ứng phó hiệu quả.
 Ngày khởi xướng điều tra: 27/5/2015
 Sản phẩm bị điều tra: gỗ dán có mã HS: 4412.10; 4412.31; 4412.32 va 4412.39
 Giai đoạn điều tra: từ năm 2010 đến nay 
Theo nội dung báo cáo điều tra,  chỉ có 2 doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra sẽ không bị áp dụng biện pháp chống thuế bán phá giá do cung cấp thông ti đầy đủ, đúng thời gian qui định và chứng minh được hàng xuất khẩu được sản xuất tại công ty này. Các doanh nghiệp này cũng thuê các doanh nghiệp tư vấn Thổ Nhĩ Kỳ làm việc với cơ quan điều tra của Bộ Kinh tế.
 Các doanh nghiệp không cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra sẽ bị áp dụng mức thuế là 240USD/m3 (tương đương với mức thuế chống bán phá giá mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng với mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc). Thời gian áp dụng mức thuế được tính ngay khi Bộ Kinh tế đăng nội dung kết luận điều tra trên Công báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
 Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo việc xem xét những ý kiến phản hồi về báo cáo điều tra vụ việc của các bên liên quan được gửi muộn nhất là ngày 2/9/2016.
Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị Hiệp hội hỗ trợ thông báo tới doanh nghiệp thành viên, để các doanh nghiệp được biết và có kế hoạch ứng phó hiệu quả. 
 Mọi thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với Cục quản lý cạnh tranh theo địa chỉ sau: Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương; Địa chỉ: 25 Ngô Quyên – Hoàn Kiếm – Hà Nội, Tel: (04)2220.5002 ext 1033, email: phuongngthu@moit. gov.vn (Ngô Thu Phương, di động: 0964.13.1989), thanhlk@ moit.gov.vn. 
CHÂU ÂU: EU TĂNG 11% NHẬP KHẨU GỖ XẺ NHIỆT ĐỚI
 EU nhập khẩu gỗ xẻ nhiệt đới tiếp tục phục hồi chậm trong năm 2016 từ suy thoái kinh tế trong đầu năm 2013. Có đột biến đặc biệt quan trọng trong thương mại quý 2/2016, đặc biệt là từ Cameroon. EU nhập khẩu gỗ xẻ nhiệt đới trong 5 tháng /2016 là 460.000 m3, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015. 
 gia tăng quan trọng trong nhập khẩu từ một loạt quốc gia gồm Cameroon (+ 31%, lên 166.400 m3), gabon (+ 20%, lên 50.200 m3), Congo (+21, lên 24.300 m3), DRC (+ 28%, lên 13.200 m3), Indonesia (+ 40%, lên 11.800 m3), ghana (+ 15%, lên 10.900 m3) và Suriname (+ 56%, lên 10.000 m3). Những gia tăng này bù đắp sụt giảm nhập khẩu từ malaysia (- 8%, lên 59.900 m3) và Brazil (-16%, lên 53.600 m3). EU tăng nhập khẩu gỗ xẻ nhiệt đới trong 5 tháng / 2016 đã tập trung tại Bỉ (+ 22%, lên 147.000 m3), Ý (+ 27%, lên 61.800 m3) và Tây Ban Nha (+ 24%, lên 31.000 m3). Nhập khẩu vào các điểm đến hàng đầu khác, bao gồm Hà Lan, Pháp, Anh, Đức và Bồ Đào Nha, tương tự mức năm 2015. Nổi bật là EU tăng mật độ nhập khẩu gỗ xẻ nhiệt đới vào Bỉ, chiếm 32% tổng số trong 5 tháng / 2016 - so với chỉ 26% trong năm 2014. 
 Các công ty ở Bỉ dường như đóng vai trò lớn hơn bao giờ hết trong việc phân phối gỗ xẻ nhiệt đới đến các vùng khác của EU - một xu hướng có thể do EUTR thúc đẩy một phần, vì nó khuyến khích các doanh nghiệp EU nhỏ hơn mua trực tiếp và dựa vào các công ty lớn hơn với nguồn lực có sẵn nhiều hơn để thực hiện các thủ tục trách nhiệm giải trình rất quan liêu. Tăng thị phần gỗ nhiệt đới nhập khẩu vào Ý bây giờ cũng dường như đã bán vào các vùng khác của EU, vì thị trường nội địa của nước này vẫn còn rất yếu. một số nhà nhập khẩu Ý lớn hơn được biết đang phân phối gỗ cứng nhiệt đới sang các vùng phía bắc của EU.
MỸ: THÁI LAN TĂNG XUẤT KHẨU VÁN SÀN DÂN DỤNG SANG MỸ
 Nhập khẩu tấm pa nô ván sàn lắp ráp và ván sàn gỗ cứng tăng trong tháng 6, lên tương ứng 4,2 triệu USD và 16,9 triệu USD. Trong 6 tháng / 2016, nhập khẩu tấm pa nô ván sàn lắp ráp (ván sàn gỗ dân dụng) tăng 8% so với 6 tháng /2015, nhưng nhập khẩu ván sàn gỗ cứng đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Indonesia và Trung Quốc là nước cung cấp lớn nhất cho ván sàn gỗ cứng nhập khẩu trong tháng 6 với mỗi nước đạt hơn 1 triệu USD. 
Mặc dù tăng nhập khẩu từ Indonesia trong tháng 6, Indonesia đã giảm 15% xuất khẩu trong 6 tháng / 2016 so với cùng kỳ năm 2015. Nhập khẩu ván sàn gỗ cứng từ Trung Quốc tăng 24% từ đầu năm đến nay. Trong tấm pa nô ván sàn lắp ráp, Trung Quốc và Thái Lan tăng xuất khẩu vào thị trường mỹ so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp chính đạt 9,9 triệu USD trong tháng 6. Nhập khẩu từ Thái Lan là tương đối nhỏ (323.408 USD vào tháng 6), nhưng nhập khẩu từ đầu năm đến nay đã tăng 76% so với cùng kỳ năm 2015. 
IDONESIA: KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
 
Ông Airlangga Hartanto, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia cho biết Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5 tỷ USD trong 5 năm. Thống kê từ Bộ Công nghiệp cho thấy giá trị xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ và mây tre đan là 1,9 tỷ USD trong năm 2014, và tăng lên 2 tỷ USD trong năm 2015. Để giúp khu vực tư nhân đạt được mục tiêu 5 năm, ông chỉ ra nỗ lực toàn diện để khuyến khích đầu tư trong các ngành công nghiệp gỗ, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ quốc gia sẽ thực hiện, và sẽ có sức mạnh tổng hợp của các chính sách để thực hiện con số xuất khẩu 5 tỷ USD. Trong các tin tức liên quan, trang web Indonesia-investments.com đã cung cấp phân tích các lĩnh vực sản xuất tại Indonesia, và nói nếu nó đóng góp hiện tại hơn 20% cho gDP thì nó cần một sự thúc đẩy lớn. Sự phụ thuộc của Indonesia về xuất khẩu hàng hóa làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế. Số liệu từ Bộ Công nghiệp Indonesia báo cáo trong phân tích cho thấy ngành công nghiệp trong nước đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với nền kinh tế tổng thể của Indonesia. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp mới của Indonesia, Airlangga Hartanto nói mục đích của ông là thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh các ngành công nghiệp nhỏ và vừa của Indonesia để chúng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. 
ẤN ĐỘ: ODISHA - XÚC TIẾN XUẤT KHẨU  NHẮM TỚI TRUNG QUỐC
Odisha (trước đây là Orissa) là một trong 29 bang của Ấn Độ nằm trên bờ biển phía Đông vịnh Bengal. Bang có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đường bờ biển dài. Chính phủ Ấn Độ đã lựa chọn khu vực ven biển Odisha sẽ phát triển thành một trong những Đặc khu kinh tế tại nước này. Odisha giàu tài nguyên rừng và chính quyền bang đang khuyến khích các nhà sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc. một nhóm nghiên cứu thuộc Tổng công ty Phát triển rừng Odisha (OFDC) có kế hoạch đến thăm Trung Quốc trong tháng 9 để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ, bao gồm gỗ sal và asana được đánh giá cao cho gỗ chạm khắc. OFDC giới thiệu cổng thông tin lâm sản trực tuyến thu hút người mua từ khắp Ấn Độ. OFDC, Tổng công ty thuộc sở hữu chính quyền bang, thu được doanh thu kỷ lục 6.85 tỷ Rs trong 2015-16 và công bố lợi nhuận ròng 259,2 triệu Rs. 
PERU: ADEX KÊU GỌI KHAI THÁC LĨNH VỰC CHẾ BIẾN GỖ THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ
Ngành gỗ là một phần quan trọng của nền kinh tế Peru và Hiệp hội các nhà xuất khẩu (ADEX) đã kêu gọi Chính phủ tạo điều kiện thích hợp để tăng đầu tư trong lĩnh vực này, giúp đảo ngược suy giảm trong xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trị giá 62,3 triệu USD, giảm gần 22% so với cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu sản phẩm bán thành phẩm (35,6 triệu USD), giảm 1%, xuất khẩu gỗ xẻ giảm gần 50%, vơ nia và gỗ dán giảm 38%, xuất khẩu đồ nội thất giảm 44%. Các nhà sản xuất ở Peru đang trải qua nhu cầu trong nước tăng mạnh, do ngành xây dựng đang bùng nổ và một phần chuyển hướng đầu ra sang thị trường trong nước làm xuất khẩu bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hiệp hội gỗ và công nghiệp chế biến gỗ ADEX, Erik Fischer, cho biết nước này có ngành chế biến gỗ khả thi và các nguồn tài nguyên phong phú, cho nên cần được khai thác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
GỖ VIỆT số 82