Doanh nghiệp lo thiếu gỗ
Từ năm 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, khiến doanh nghiệp kinh doanh gỗ cần nguồn vốn để đầu tư đổi mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 28/9, tại Hội thảo “Các công cụ tài chính và kỹ thuật khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu xuất khẩu gỗ”, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết: Khoảng 93% doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, với điểm yếu chung là thiếu vốn và yếu về tiếp cận thị trường.
Theo các doanh nghiệp ngành gỗ và sản phẩm gỗ, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần cơ chế chính sách phù hợp để ngành gỗ và sản phẩm gỗ phát triển và nâng cao tính cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt các chính sách liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng, tín dụng, đầu tư, pháp luật kinh doanh… để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành tham gia sản xuất, kinh doanh.
Điển hình, những tháng cuối năm là cơ hội kinh doanh của nhiều ngành hàng; trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, ngành gỗ đang gặp nhiều thách thức về nội lực xuất khẩu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2016 có thể thấp hơn mục tiêu đã đề ra, nếu các thị trường trọng điểm nhập khẩu gỗ của Việt Nam và những chính sách về tài chính, ngân hàng, hải quan không ổn định.
Ông Phạm Anh Quốc- Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Hà Ân cho biết: Hiện nay, cơ chế tín dụng chưa thông thoáng cũng như đảm bảo hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nhìn chung, muốn vay vốn thì doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp mà điều này không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.
Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước thì thủ tục phức tạp, nên doanh nghiệp cũng khó tiếp cận. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, nguồn vốn càng khan hiếm đối với doanh nghiệp hơn khi đơn vị nào cũng có nhu cầu cao.
Từ năm 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, do đó doanh nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư đổi mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: Cơ quan quản lý Nhà nước đang nỗ lực ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp; trong đó tập trung vào lĩnh vực tài chính, lãi suất, tỷ giá; đẩy mạnh thông tin về các Hiệp định thương mại tự do. Riêng các chương trình hỗ trợ vốn đang hướng vào những hoạt động đổi mới sáng tạo, công nghệ, nâng cao năng suất, phát triển chuỗi cung ứng...
Tính đến tháng 8 năm 2016, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 3,9 tỷ USD, tăng 1,4% so cùng kỳ năm 2015, đứng thứ bảy về kim ngạch trong tổng số các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu của cả nước.
GỖ VIỆT số 83
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82
- Tin tổng hợp trong nước GỖ VIỆT số 82
- CHÂU ÂU: NHẬP KHẨU CHÂU ÂU THẤP HƠN DỰ KIẾN THÁNG 6 CUỐI NĂM 2016
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 80
- Brexit và tác động tới ngành gỗ Việt Nam
- Làng nghề Đồng Kỵ: Đưa truyền thống tới châu Âu
- Thống nhất cơ chế xử lý vướng mắc giữa Cục Hải quan Hải Phòng và các Hiệp hội Doanh nghiệp
- HỘI THẢO VIỆT NAM NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU: CƠ HỘI VÀ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
- Gỗ anh đào Hoa Kỳ - Một góc nhìn riêng
- Khoá học Phân hạng gỗ cứng xẻ của NHLA tại Việt Nam từ 16 - 18/3/2106
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu