TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 89

07/06/2017 03:51
TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 89

EU:  TỪ CHỐI NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ DÁN OKOME CỦA TRUNG QUỐC
NHẬT BẢN: HỘI THẢO LUẬT GỖ SẠCH
PERU: SỬ DỤNG GỖ NHIỀU HƠN CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂU DỰNG
BRAZIL: SỬ DỤNG GỖ GIÚP BẢO VỆ RỪNG

EU:  TỪ CHỐI NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ DÁN OKOME CỦA TRUNG QUỐC
Ủy ban châu Âu EC vừa ra quyết định không nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ dán okoume của Trung Quốc, để đánh giá lại toàn bộ các vấn đề kĩ thuật liên quan. Ở đây, EC không có đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá các sản phẩm gỗ dán okoume nhập khẩu được chế biến hoàn toàn từ gỗ dán okoume hay có sử dụng gỗ dán combi. mặt khác, EC cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu hiện tại, sản lượng gỗ dán okoume của Trung Quốc có vẻ như lớn hơn so với các nước châu Âu. EC cũng lưu ý rằng, gỗ dán Trung Quốc được sản xuất bởi những công ty giống nhau, có cùng trang biết như nhau, và các loại gỗ nguyên liệu được sử dụng cũng như gỗ dán okoume có xu hướng mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các loại gỗ dán khác. mặt khác các nhà sản xuất có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại gỗ dán khác để chế biến nhằm thu lợi nhiều hơn so với gỗ dán okoume. Ủy ban châu Âu cũng áp dụng các biện pháp chống bán giá các sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc được chế biến ở hàn Quốc, morocco và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi mỹ cũng có những biện pháp tương tự đối với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc. Theo các số liệu của hiệp hội gỗ dán châu Âu, gỗ dán Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu kể từ năm 2014 thường dao động từ 290.000 m3 đến 2,9 triệu m3.
NHẬT BẢN: HỘI THẢO LUẬT GỖ SẠCH
Hội thảo về Luật gỗ sạch sẽ được thực thi thế nào trong điều kiện thực tế vừa được tổ chức tại trường đại học Waseda ở thủ đô Tokyo với 117 tham luận được gửi đến từ các doanh nghiệp và các nhóm bảo vệ môi trtường. 4 nhóm tham luận, gồm W-BRIDGE của trường đại học Waseda, sẽ là nhóm phụ trách phản biện các vấn đề về môi trường, nhóm của trường đại học Kyushu sẽ phản biện các vấn đề khoa học, nhóm FoE sẽ phản biện các vấn đề về khí hậu, và nhóm các tổ chức phi chính phủ sẽ phản biện về các vấn đề liên quan đến con người. Theo nội dung các điều luật, các bản tham luận sẽ có sự so sánh, đối chiếu với các vấn đề gỗ bất hợp pháp nhập khẩu vào Nhật Bản, và nó sẽ ảnh hưởng đến thế nào đến các công ty trong nước, cũng như Luật gỗ sạch sẽ điều chỉnh như thế nào.
PERU: SỬ DỤNG GỖ NHIỀU HƠN CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂU DỰNG
Đó là yêu cầu của chính phủ Peru, để tái thiết cơ sở hạ tầng sau khi bị bão lụt tấn công từ tháng 12 năm ngoái. Đây là một trong những quyết định quan trọng nhằm hạn chế chi tiêu của chính quyền các thành phố miền duyên hải phía Bắc đất nước này. Theo các báo cáo thực hiện từ tháng 4, đã có 1,2 triệu người dân Peru bị mất nhà cửa, và chính quyền đất nước Nam mỹ này cần những loại vật liệu thân thiện hơn, tốn ít chi phí hơn để xây dựng lại nhà cửa, các công trình công cộng và phục vụ cộng đồng. Theo ông Erik Fischer, Chủ tịch Ủy ban gỗ và gỗ công nghiệp, các nước có kinh nghiệm về xây dựng nhà cửa bằng gỗ như mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ và các nước bán đảo Scandinavian sẽ được mời đến Peru tư vấn cho chính phủ nước này. 
BRAZIL: SỬ DỤNG GỖ GIÚP BẢO VỆ RỪNG
Theo một bài báo được Thông tấn xã Brazil công bố gần đây, tổ chức WWF Brazil đã cho rằng, sự tàn phá rừng amazon có liên quan hầu hết đến việc chăn nuôi gia súc và mở rộng đất nông nghiệp. Và như vậy, khả năng quản lý bền vững nguồn gỗ cũng như môi trường có tác động lớn đến việc bảo vệ rừng nguyên sinh này. Tuy nhiên, tổ chức WWF Brazil cũng cho rằng, cần thiết phải có hệ thống quản lý nguồn gỗ tinh vi và cung cấp được chứng chỉ hợp pháp cho các loại gỗ được khai thác. WWF Brazil cũng đang tìm kiếm những nhà cung cấp khung nhà gỗ để cung cấp các loại kĩ thuật công nghệ tiên tiến để có thể tạo ra được loại vật liệu xây dựng nhà đảm bảo về các tiêu chuẩn xây dựng. 
GỖ VIỆT số 89