XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TĂNG 17,1% TRONG QUÝ 1

07/06/2017 03:43
XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TĂNG 17,1% TRONG QUÝ 1

Tổng cục hải quan Việt Nam cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong quý I năm nay đạt 1,78 tỷ uSD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt rõ ràng với các nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam là mỹ và Nhật Bản. 

Trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang mỹ đạt 596 triệu uSD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 6,6%, đạt 256 triệu USD. Những kết quả ấn tượng này khiến cho gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trở thành mặt hàng có thu nhập lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam trong Quý 1. Đây được coi là dấu hiệu tốt nhằm mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD gỗ trước năm 2020. 
Theo ông huỳnh Văn hạnh, Phó Chủ tịch hiệp hội mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố hồ Chí minh (haWa), ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2017, tuy nhiên, với kết quả quý I, con số này có thể tăng lên đến 8 tỷ USD. 
Theo số liệu sơ bộ của Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), giá trị tiêu thụ đồ gỗ toàn cầu là hơn 460 tỷ USD/năm.
Việt Nam chỉ chiếm 1,65% trong số này, có nghĩa là có khoảng trống đáng kế cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần của mình. Trung Quốc là nhà cung cấp các sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, chiếm 37% tổng lượng tiêu thụ của thế giới. 
Tuy nhiên, theo ông hạnh, chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm 9% tổng lượng gỗ khai thác, tương đương 40 triệu m3 gỗ, điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. 
Thêm vào đó, một loạt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết sẽ tạo cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho các doanh nghiệp trong nước. 
Hàn Quốc cũng là một trong những nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, giúp cho doanh thu gỗ tăng 16,6% và xuất khẩu gỗ sang nước này đạt 143,84 triệu USD. 
Theo Văn phòng Xúc tiến thương mại tại hàn Quốc, mối quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ tăng nhanh do có sự kết nối chặt chẽ trong các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao và đầu tư. 
Văn phòng cũng cho biết nếu loại bỏ nguyên liệu thô không rõ nguồn gốc xuất khẩu trong các sản phẩm xuất khẩu thì ngành gỗ ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển thị trường tại hàn Quốc. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm gỗ có giá trị cao cũng là một nhân tố quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ. 
Nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ được dự kiến tăng mạnh trong năm nay. Do đó, nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ tự động, hiện đại, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất để thực hiện đơn đặt hàng. 
Để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vào năm 2017, cần thiết phải ưu tiên phát triển ván nhân tạo và nhiều công ty của Việt Nam có đủ năng lực để sản xuất sản phẩm này. 
Theo đề xuất của hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, một giải pháp khác là tập trung vào các thị trường tiềm năng, như Ấn Độ và Trung Đông. 
GỖ VIỆT số 89