Kiến nghị tạm ngừng Xuất khẩu gỗ tròn, gỗ Xẻ từ rừng trồng và gỗ cao su: Bảo vệ nguồn nguyên liệu trong nước
Thực hiện nội dung Văn bản của Tổng Cục Lâm nghiệp về việc đề nghị làm rõ tác động của chủ trương tạm ngừng xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng trồng trong nước và gỗ cao su, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định cho thấy, hoàn toàn ủng hộ với chính sách quản lý này.
Số liệu tổng hợp tình hình xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ thô của Việt Nam trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 cho thấy, năm 2016, gỗ tròn từ rừng trồng xuất khẩu đạt 721 m3 khối lượng gỗ Keo và đạt giá trị 34.733 USD, trong khi gỗ cao su đạt 43 m3 về khối lượng và 3.244 USD về giá trị. Gỗ xẻ từ rừng trồng xuất khẩu đạt khối lượng và giá trị cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh: Gỗ Cao su: 139.075 m3 ~ 36.756.000 USD (năm 2015) đã tăng vọt lên 268.270 m3 ~ 60.589.000 USD ( năm 2016) và tiếp tục tăng mạnh lên 94.860 m3 ~ 20.591.000 USD trong 4 tháng đầu năm 2017. Gỗ Keo: 63.000 m3 ~ 6.512.000 USD ( năm 2016), và 19.900 m3 ~ 2.231.000 USD ( 4 tháng đầu năm 2017). Gỗ Bạch đàn: 17 m3 ~ 4.288 USD (2015), lên 205 m3 ~ 40.885 USD (2016). Và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ xẻ từ rừng trồng đã tăng rất mạnh trong cùng kỳ 4 tháng đầu năm giai đoạn 2013 – 2017.
Theo đó, việc dừng xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở dạng gỗ tròn và gỗ xẻ thô sẽ tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất của các cơ sở, nhà máy chế biến gỗ vì nó bảo đảm được nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ từ rừng trồng ổn định và bền vững cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thị trường EU, Úc, Mỹ về chất lượng, giá cả và tiến độ giao hàng.
Bảo đảm lợi ích lâu bền cho các Hội viên là người trồng rừng, nhờ giữ được cây gỗ lớn và có thị trường đầu ra ổn định, bảo đảm thanh toán, xây dựng liên kết chặt chẽ trong suốt chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ từ rừng trồng đến nhà máy chế biến, hình thành được văn hoá kinh doanh lành mạnh và tuân thủ pháp luật.
Thị trường gỗ nguyên liệu tránh được cảnh các thương nhân nước ngoài thao túng thị trường, dẫn tới những biến động bất ổn liên tục, giá cả lên xuống bất thường hay chuyện tranh mua tranh bán, chụp giật, làm suy giảm chất lượng nguyên liệu, sai lệch về số lượng đo đếm, dẫn đến mất khách hàng, thị trường chính thức và hoạt động thương mại gỗ sẽ dần phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của một số ít các thương nhân nước ngoài.
Đồng thời, tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ các nước xuất khẩu chính như Malaysia, Solomon (gỗ Keo), Uruguay, Brazil, Nam Phi (gỗ Bạch đàn) trong năm 2016 tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2017 và nguồn cung cấp khan hiếm đã gia tăng áp lực lên ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, nhất là ngành đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu của Bình Định. Mặc dù tình hình thị trường đồ gỗ Châu Âu đã ấm lên, lượng đơn hàng nhiều, nhưng hầu hết các Hội viên chỉ nhận lượng đơn hàng rất thấp, vì hiện tại phần lớn doanh nghiệp không đảm bảo mua đủ nguyên liệu gỗ Keo và Bạch đàn khai thác trong nước và nhập khẩu. Với diễn biến thị trường hiện nay, dự báo trong năm 2017, ngành chế biến gỗ Bình Định có khả năng thiếu hụt so với nhu cầu nguyên liệu đầu vào khoảng 50% lượng gỗ từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu, chủ yếu ở hai loài chính là Keo và Bạch đàn.
Việc dừng xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ thô cũng sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ thô của Việt Nam. Nhưng lượng gỗ tròn và gỗ xẻ này được giữ lại cho chế biến trong nước sẽ vừa tạo ra giá trị gia tăng gấp nhiều lần giá trị kim ngạch xuất khẩu hiện tại; vừa giữ được hình ảnh tích cực cho ngành chế biến gỗ hợp pháp và bền vững của Việt Nam trước các đối tác, khách hàng tại các thị trường lớn EU, Hoa Kỳ… đó là một lợi thế. Hơn nữa, hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô, gia tăng chế biến sâu trong ngành lâm nghiệp là chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong nhiều năm qua. Quan điểm này cũng được nhiều nước trong khu vực ủng hộ và áp dụng nghiêm ngặt như Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong nước. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đóng cửa rừng hoàn toàn sẽ tạo ra lực hút nguyên liệu gỗ vô cùng lớn trên toàn cầu chảy vào Trung Quốc, mà dấu hiệu gần đây là doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước truyền thống như đã phân tích trên đây.
Việc dừng xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ thô cũng được phép áp dụng nếu nhằm một trong các “mục đích công cộng quan trọng” như quy định tại điều XX – Hiệp định GATT của WTO mà Việt Nam đã tham gia. Vì gỗ được xem là tài nguyên thiên nhiên và có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức bảo vệ môi trường, do đó, các cam kết quốc tế hiện nay đều coi các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu nhằm “bảo vệ môi trường” là “mục tiêu hợp pháp” và được phép áp dụng.
GỖ VIỆT số 91
FPA BÌNH ĐỊNH
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 90
- Sáng tạo gỗ với công nghệ
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 89
- XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TĂNG 17,1% TRONG QUÝ 1
- Tin tức Gỗ Việt số 87
- Bảo vệ không gian sinh tồn Tây Nguyên
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 85
- AHEC thông Báo hội nghị các nước Đông Nam Á và Trung Hoa đại lục lần thứ 12 năm 2017 Diễn ra tại Thanh Đảo
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 83
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu