TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 93

27/09/2017 07:59
TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 93

XUẤT KHẨU 3 THÁNG CUỐI NĂM: CÓ NHIỀU ĐIỂM SÁNG
TRÊN KHẮP THẾ GIỚI GIÁ GỖ ĐANG TĂNG
ẤN ĐỘ: HƯỚNG TỚI VIỆC TỰ CUNG TỰ CẤP GỖ NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT
INDONESIA: TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU GỖ THẤP
CHÂU ÂU: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU GỖ NHIỆT ĐỚI
BẮC MỸ: TRUNG QUỐC CHIẾM THỊ TRƯỜNG CỦA BRAZIL

XUẤT KHẨU 3 THÁNG CUỐI NĂM: CÓ NHIỀU ĐIỂM SÁNG
Bộ Công thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 sẽ đạt khoảng 200 tỷ uSD, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong bối cảnh hoạt động này đang có nhiều tín hiệu tích cực. 
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, đây là mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2016 (tăng 5,9%). Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu đang có theo hướng tăng lên cả về số lượng và giá bán, đặc biệt là nhóm hàng nhiên liệu, nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo và khoáng sản. 
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể cán mốc 200 tỷ uSD vào cuối năm 2017, tăng trưởng 13%. Nếu đúng như kỳ vọng, xuất khẩu năm nay sẽ tạo nên kỳ tích khi vượt mức chỉ tiêu là 188 tỷ uSD được đề ra từ đầu năm. Trong khi đó, năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu, không cán đích tăng trưởng 10% như kế hoạch được giao. 
Để đạt được kết quả tích cực này, theo ông Đỗ Thắng Hải, Việt Nam đã tận dụng tốt thế mạnh của mình để gia tăng sức cạnh tranh tại nhiều thị trường. Điển hình là câu chuyện về xuất khẩu gỗ. Cụ thể, đồ gỗ Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, khiến các đơn hàng gỗ của Mỹ dần chuyển dịch sang các nước khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. 
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong nước đã nắm bắt tốt cơ hội, khi kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,66 tỷ uSD, tăng trưởng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Bộ Công Thương nhận định, ngành gỗ Việt Nam sẽ còn nhiều cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, nhất là phân khúc đồ gỗ nội thất. 
TRÊN KHẮP THẾ GIỚI GIÁ GỖ ĐANG TĂNG
Giá gỗ đang bắt đầu cất cánh trên khắp thế giới. Và đó không chỉ là giá trị hàng hóa tức thời mà là đang có xu hướng “gia tăng”. Trên thực tế, khái niệm Carbon Trading là động lực thực sự đằng sau những gì có thể cho là một đề xuất rất hấp dẫn đối với các chủ đất địa phương. Và đây là một khái niệm mà Eu và các khối thương mại khác trên thế giới sẽ tiếp tục hướng đến trong những năm tới. Nguyên tắc này đơn giản: các doanh nghiệp quốc tế muốn cải thiện các chứng chỉ môi trường sẽ mua các khoản tín dụng carbon từ các công ty khác tham gia vào các hoạt động hấp thụ các-bon. Kết quả cuối cùng là giảm lượng CO2 trong khí quyển. Các chuyên gia đã tuyên bố rằng Cacbon Trading có thể trở thành một lĩnh vực kinh doanh trị giá hàng tỷ pound trong 20 năm tới hoặc những năm tiếp theo. Tất cả điều này sẽ là tin tốt lành đối với những người tham gia trong lĩnh vực lâm nghiệp vì cây cối có thể được coi là bể chứa Carbon với khả năng loại bỏ hàng tấn khí CO2 từ khí quyển trong hơn một trăm năm qua. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1 năm nay, cả hội đồng và uỷ ban Nông nghiệp Stormont đều đã bắt đầu quan tâm đến lâm nghiệp, thông qua các cuộc tranh luận và thảo luận khác nhau về Dự luật Lâm nghiệp gần đây cho Bắc Ai len. Trong nhiều năm, những chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp và rừng đã trao đổi với những người nông dân trồng cây về giải pháp thay thế để sử dụng đất hiệu quả. Và chính điều đó! Điều đáng lưu ý là lâm nghiệp minh chứng cho lựa chọn sử dụng đất duy nhất giúp cho những người nông dân có thể đáp ứng một phần doanh nghiệp, nhận được tất cả các khoản trợ cấp, trong khi vẫn duy trì các khoản thanh toán cơ bản. Trên cơ sở này, người ta nghĩ rằng phát triển lâm nghiệp khu vực tư nhân cần trong nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, Trên thực tế, mức độ trồng cây hiện tại hầu như không ngang bằng với tốc độ trồng được ghi nhận cách đây 10 năm. 
Sau những sáng kiến phát triển rừng, có những vùng đất quan trọng ở Bắc Ailen có thể đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Thực tế là chúng ta hưởng thụ khí hậu độc đáo từ việc trồng cây. Và nền kinh tế rừng không chỉ tập trung vào giá trị rừng cuối cùng khi chúng được khai thác. Việc trồng cây giúp tạo ra môi trường sống tươi mới, góp phần làm phong phú môi trường và tăng giá trị bảo tồn của cảnh quan. Tiếp đến có thể giúp tạo ra những điểm thu hút du khách mới với trọng tâm là giáo dục và giải trí. Đã đến lúc chúng ta bắt đầu biến tiềm năng không thể nghi ngờ này thành hiện thực! 
ẤN ĐỘ: HƯỚNG TỚI VIỆC TỰ CUNG TỰ CẤP GỖ NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT
Thủ tướng Ấn Độ trong một quyết định gần đây, đã đưa ra kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước với yêu cầu ít phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, và tăng việc cung cấp nguyên liệu có nguồn từ những người trồng rừng, hoặc từ các nông trại. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Ấn Độ yêu cầu Bộ Lâm nghiệp và các ngành liên quan phải cùng bắt tay vào thực hiện, theo đó, kêu gọi ngành trồng rừng tham gia vào nhiều hơn với ngành công nghiệp gỗ, các trang trại không chỉ trồng cây lương thực, mà còn phải trồng các loại cây khai thác nguyên liệu. 
Để mở rộng các cánh rừng, hay các trang trại rừng, Thủ tướng Ấn Độ còn muốn việc trồng gỗ rừng dọc theo các quốc lộ, theo các đường tàu và dọc theo các bờ sông. Dự tính, để thực hiện kế hoạch trồng rừng, Ấn Độ cần tới 5 triệu ha đất. Mục tiêu chính của kế hạch chính là tăng tính tự chủ về nguồn cung gỗ cho ngành chế biến, khi giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Ấn Độ đã tăng tới con số hàng tỉ USD.
INDONESIA: TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU GỖ THẤP
Ông Zanny Zapata Chandra, Thư kí Hiệp hội mỹ nghệ và nội thất Indonesia (HIMKI) tỏ ra lo lắng khi xuất khẩu mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất của nước này có xu hướng tăng chậm trong vài tháng qua, thậm chí, còn bị giảm đáng kể so với cùng kì năm ngoái. Theo số liệu hải quan cung cấp, tính cho đến tháng 8, xuất khẩu mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất của Indonesia giảm tới 25% so với cùng kì năm ngoái. 
Theo ông Chandra, có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc giảm xuất khẩu, trong đó, việc chứng minh nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp ở Indonesia đang gặp khá nhiều khó khăn, bên cạnh đó chi phí để nhận giấy chứng nhận gỗ hợp pháp và đúng tiêu chuẩn kĩ thuật của SVLK là quá cao. Trong thời gian tới, ông Chandra sẽ khởi xướng chiến dịch tìm kiếm những giải pháp tháo gỡ khó khăn, cũng như làm đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận SVLK để giúp các doanh nghiệp chế biến có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn. 
CHÂU ÂU: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU GỖ NHIỆT ĐỚI
Việc giảm nhập khẩu gỗ nhiệt đới ở khu vực kinh tế eurozone đã đưa ra những bằng chứng ngạc nhiên về việc tăng trưởng các điều kiện kinh tế trong khu vực. Theo đó, việc tăng trưởng ở eurozone đã diễn ra nhanh hơn kể từ kì hai năm 2011, với tăng trưởng GDP là 2,2%. 
Trong 3 tháng gần gây, tăng trưởng kinh tế của eurozone lên tới 0,6%, một con số cho thấy sức khỏe của nền kinh tế của khu vực này là rất tốt trong quý 3. Trong đó, GDP của Đức tăng 0,6% trong quý 3, Tây Ban Nha tăng 0,9%, Pháp tăng 0,5% và Hà Lan tăng mạnh nhất, xấp xỉ 1,5%. 
Theo các chuyên gia, các biện pháp kinh tế mạnh mẽ của các nước thành viên Eu đã vực dậy nền kinh tế chung của khu vực. Mặt khác, việc phát triển các sản phẩm gỗ và các nguyên liệu từ gỗ của các nước trong một thời gian dài đã giúp các nước giảm bớt việc nhập khẩu nguyên liệu, giảm chi phí và gia tăng khối lượng xuất khẩu đã có ích cho các nền kinh tế thành viên. 
BẮC MỸ: TRUNG QUỐC CHIẾM THỊ TRƯỜNG CỦA BRAZIL
Theo các con số gần đây, nhập khẩu gỗ từ Brazil của Mỹ đã giảm tới 15% trong tháng 8, đây là con số đáng báo động với Brazil, khi khối lượng nhập khẩu theo năm của Mỹ cũng giảm tới 1% so với cùng kì năm ngoái. Không chỉ Brazil, xuất khẩu gỗ của Malaysia vào thị trường Mỹ cũng đã giảm khá nhiều về giá trị và khối lượng. Trong khi nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc của Mỹ đã tăng tới 40%, trong đó giá trị nhập khẩu gỗ cứng tính riêng trong tháng 8 trị giá 6,2 triệu uSD, tăng tới 27%.