Xuất khẩu nội thất trong kỷ nguyên có các quy định về gỗ bất hợp pháp: Lợi thế của gỗ cứng Hoa Kỳ
Châu Á rõ ràng đang có vị trí tốt khi khai thác lợi thế so sánh trên thị trường toàn cầu về đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ. Khu vực này có truyền thống chế biến gỗ lâu đời, kỹ nghệ cao và số lượng lao động cạnh tranh, các nhà sản xuất khu vực đã tạo dựng được danh tiếng quốc tế mạnh mẽ nhờ khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và thời trang với giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, để duy trì sự tăng trưởng này, các nhà sản xuất phải đối phó với những thách thức liên quan đến việc cạn kiệt nguồn cung gỗ truyền thống.
Các nhà sản xuất sẽ cần tập trung vào việc né tránh bất kỳ sản phẩm gỗ nào có thể đến từ các nguồn bất hợp pháp khi hàng hóa thành phẩm được chuyển đến các quốc gia tiêu thụ lớn như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc và Châu Âu. Yêu cầu đảm bảo môi trường được đặt ra trên cơ sở việc ban hành và siết chặt các quy định pháp lý theo đó các nhà nhập khẩu tất cả các sản phẩm gỗ, bao gồm cả đồ nội thất, phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ loại gỗ bất hợp pháp nào được xác định trong các sản phẩm họ bán. Chế tài đối với việc không tuân thủ các quy định này có thể rất nghiêm khắc. Điều này được minh họa sống động nhất bằng khoản tiền phạt 13,5 triệu USD đối với Lumber Liquidators do vi phạm Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ liên quan đến ván sàn được sản xuất tại Trung Quốc từ gỗ cứng có xuất xứ từ Nga và Myanmar. Cho đến nay, hình phạt cao nhất được áp cho hành vi không tuân thủ Quy định về Gỗ của EU (EUTR) là mức phạt 80.000 Euro tại Thụy Điển liên quan đến nhập khẩu gỗ tếch Myanmar. Vượt trên cả những thiệt hại tài chính trực tiếp, các biện pháp trừng phạt này còn gây tổn hại nghiêm trọng về mặt uy tín do bị truy tố. Mặc dù chi tiết của các quy định pháp luật được Mỹ, Liên minh Châu Âu và Úc ban hành có sự khác biệt nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm quan trọng. Chúng đều dựa trên rủi ro. Sự cần thiết phải có các biện pháp sâu rộng để truy xuất nguồn gốc gỗ đến từng đơn vị quản lý rừng, hoặc tìm kiếm chứng nhận FSC hay PEFC cho các chuỗi cung ứng, chỉ áp dụng cho các quốc gia hoặc khu vực nơi hiện hữu nguy cơ khai thác bất hợp pháp. Nếu rủi ro có thể được chứng minh là “không đáng kể” ở cấp quốc gia (sử dụng thuật ngữ của EUTR), thì không cần phải truy xuất gỗ ngoài cảng xuất khẩu từ nước cung cấp. Điều này mở toang cánh cửa với một giải pháp rất đơn giản cho các nhà sản xuất châu Á quan tâm đến việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm của họ ở Châu Âu và Mỹ: họ nên sản xuất các sản phẩm của mình bằng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ các quốc gia không có nguy cơ đáng kể về khai thác bất hợp pháp. Tất nhiên, hiện có nhiều nhà xuất khẩu gỗ với tuyên bố rằng toàn bộ gỗ của họ đều có nguồn gốc hợp pháp.
Tuy nhiên, chỉ có một nhà cung cấp gỗ cứng uy tín toàn cầu như Hoa Kỳ, quốc gia đã đầu tư thời gian và nguồn lực nhằm chắc chắn điều này được thể hiện độc lập và tài liệu hoá để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp như Đạo luật Lacey và EUTR. Một thập kỷ trước, Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) đã ủy thác nghiên cứu độc lập toàn ngành đầu tiên trên thế giới để lượng hoá rủi ro thực tế liên quan tới việc đưa gỗ bất hợp pháp vào chuỗi cung ứng. Báo cáo này, đã được rà soát và cập nhật đầy đủ gần đây, xác nhận rằng rủi ro không đáng kể về gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp đối với bất kỳ loại gỗ cứng nào của Hoa Kỳ có chứa gỗ từ nguồn bất hợp pháp, cụ thể là đối với gỗ bị đánh cắp chiếm chưa đến 1% trong tổng lượng sản xuất gỗ cứng của Hoa Kỳ. Các tác giả kết luận rằng họ có “sự tự tin lớn về tuân thủ pháp luật trong ngành sản xuất gỗ cứng Hoa Kỳ”. Nghiên cứu này mang đến sự đảm bảo, thường được dẫn chiếu như là “báo cáo Seneca Creek”, sau động thái chuẩn bị của công ty này và đã được các nhà nhập khẩu ghi nhận, cũng như đạo luật Lacey và EUTR, vì đã cung cấp sự đảm bảo bằng văn bản về tính hợp pháp khi được yêu cầu chứng minh tính tuân thủ. Ngoài việc cung cấp các đảm bảo về tính hợp pháp cần thiết, hiện có dữ liệu kiểm kê rừng đáng tin cậy được thu thập định kỳ trong gần một thế kỷ qua để xác nhận rằng nguồn nguyên liệu không chỉ phong phú mà đang mở rộng nhanh chóng. Các khu rừng gỗ cứng Hoa Kỳ bao phủ diện tích khoảng 111 triệu ha, tương đương với khoảng 1/3 diện tích đất liền của Ấn Độ. Trữ lượng gỗ cứng hiện có trong các khu rừng Hoa Kỳ đã vượt quá 13 tỷ m3 , đã tăng hơn gấp đôi trong 50 năm qua và vẫn tiếp tục mở rộng (sau khi khai thác) với tỉ lệ khoảng 150 triệu m3 mỗi năm, gần 5 m3 mỗi giây Và tất nhiên, các loại gỗ cứng luôn có sẵn ở Hoa Kỳ, các loài gỗ như sồi, tần bì và uất kim hương đã và đang là mốt trong ngành đồ gỗ tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Hiện đang có một cơ hội rất lớn khi kết hợp các kỹ năng và kiểu cách chế biến gỗ châu Á với gỗ cứng Hoa Kỳ để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ cạnh tranh trên toàn cầu. Bằng việc sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ, các nhà sản xuất đồ gỗ châu Á có thể biến các quy định pháp lý như EUTR và đạo luật Lacey từ một mối đe dọa cho khả năng cạnh tranh của mình thành 1 vận hội lớn.
Michael Snow Giám đốc điều hành AHEC
- Hội thảo: Ứng dụng gỗ Mỹ trong chế biến, thiết kế, kết nối gặp gỡ các nhà cung cấp gỗ Mỹ
- Thị trường ván sàn Việt Nam: Nắm chắc xu thế phát triển
- Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam làm việc với văn phòng Chính Phủ
- Chính phủ ban hành Chỉ thị về giải pháp phát triển ngành gỗ
- Ngành gỗ chinh phục thị trường 200 tỉ USD
- Cuộc chiến thuế gỗ dán giữa Mỹ và Trung Quốc
- Việt Nam điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia
- Ngành gỗ mở rộng thị trường xuất khẩu
- Nhiều đơn vị, cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- VIFA 2019: Từ sức mạnh tới sức mạnh