Hiệp Hội gỗ và lâm sản Việt Nam làm việc với văn phòng Chính Phủ
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã nhận được công văn của Bộ Tài chính số 2866/BTC-CST ngày 14/3/2019 về việc xin ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP. Trong đó có sửa đổi tăng mức thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5%. Đối với vấn đề này, tại cuộc họp với Bộ Trưởng, Chủ nhiệm VPCP kiêm Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng với 5 Bộ: Nông nghiệp, Môi trường, Khoa học Công nghệ, Tài Chính, Bộ Y Tế và Hiệp hội khối Nông nghiệp tổ chức ngày 26 tháng 03 năm 2019 tại Văn phòng Chính phủ.
Cuộc họp nhằm tháo gõ khó khăn cho các Doanh nghiệp, tại cuộc họp này, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đã kiến nghị trực tiếp các vấn đề sau:
1. Về xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật - Khi ban hành các VBPL mới cần có lộ trình để các DN có thời gian chuẩn bị thực hiện. Ví dụ: vào tháng 3/2019, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính quyết định tăng giá điện lên 8,38% và có hiệu lực thi hành ngay. Điều nay gân khó khăn cho DN vì: Hầu hết các DN gỗ đều phải ký hợp đồng sản xuất từ giữa tháng 4/2018, trong đó giá bán sản phẩm không tính tới giá tăng điện lên 8,38%. - Trước khi các VBPL được ban hành cần có sự thống nhất giữa các Bộ, các ngành có liên quan để DN dễ thực hiện. Ví dụ: năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành thông tư số 27 về việc hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017. Tài điều 17 có quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu. Trong đó có 1 khoản mục phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc của nước xuất khẩu. Nội dung này chưa có hướng dẫn cụ thể.
Nên cơ quan Hải quan tại cửa khẩu lấy lý do chưa có hướng dẫn nên chưa cho thông quan.
2. Về thuế xuất khẩu - Bộ Tài Chính dự kiến trong năm 2019 sẽ tăng thuế xuất khẩu sản phẩm dăm mảnh từ 2% lên 5%. Cộng đồng doanh nghiệp gỗ đề nghị nên xem xét lại việc tăng thuế này vì: + Việc tăng thế sẽ gây thiệt hại cho người trồng rừng không ảnh hưởng nhiều tới DN xuất khẩu; + Sản phẩm dăm mảnh xuất khẩu phần lớn sử dụng gỗ có đường kính nhỏ và phế liệu của xưởng xẻ, xưởng bóc, xưởng sản xuất các loại đồ mộc,.. Phần lớn là gỗ tận dụng. Đề nghị nên có cuộc khảo sát đánh giá việc tăng thuế dăm mảnh từ 0% lên 2% để xem xét các mặt được và mất của việc tăng thuế này. Việc tăng thuế này cũng cần có lộ trình không phải tăng ngay một lúc lên 5%. 3. Về kiểm dịch thực vật - Đề nghị không áp dụng kiểm dịch thực vật đối với gỗ xẻ nhập khẩu đã qua sơ chế và đối với trường hợp các lô gỗ đó ở các nước xuất khẩu đã có hồ sơ chứng nhận kiểm dịch rồi. Các kiến nghị trên đã được Bộ Trưởng, Chủ nhiệm VPCP kiêm Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các Bộ có liên quan tiếp nhận và xem xét xử lý trong thời gian sớm nhất Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xin thông báo tới Quý doanh nghiệp được biết. Khi có Văn bản chính thức của VPCP về nội dung cuộc họp trên. Hiệp hội sẽ thông báo tới Quý doanh nghiệp
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – GV110
- Chính phủ ban hành Chỉ thị về giải pháp phát triển ngành gỗ
- Ngành gỗ chinh phục thị trường 200 tỉ USD
- Cuộc chiến thuế gỗ dán giữa Mỹ và Trung Quốc
- Việt Nam điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia
- Ngành gỗ mở rộng thị trường xuất khẩu
- Nhiều đơn vị, cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- VIFA 2019: Từ sức mạnh tới sức mạnh
- Cuộc thi thiết kế mẫu hàng nội ngoại thất gỗ Hoa Mai 2019: Sáng tạo từ gỗ sồi đỏ
- 10 năm Tạp chí Gỗ Việt: Tin cậy, nhanh nhạy và phát triển
- GIẢI BÓNG ĐÁ NAM CUP TAVICO MỞ RỘNG LẦN 4
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh