Xung đột Nga - Ukraina: Bộ Công Thương khuyến cáo rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa có Công văn số 151/PVTM-P3 ngày 21/3 gửi 8 Hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Thép Việt Nam; Hiệp hội Phân bón Việt Nam; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Nhôm Việt Nam; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam khuyến cáo rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Công văn nêu rõ, thời gian gần đây, trong bối cảnh quan hệ Nga – Ukraine diễn biến phức tạp, một số quốc gia đã có những thay đổi trong chính sách thương mại liên quan tới Liên bang Nga như cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thậm chí hủy bỏ quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Liên bang Nga.
Việc này đã và đang làm nảy sinh phức tạp nhất định đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ Liên bang Nga để sản xuất hàng xuất khẩu bán vào một số nước có liên quan.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi sát chính sách của các nước liên quan, cân nhắc kỹ việc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia chịu các biện pháp trừng phạt về thuế quan và thương mại để sản xuất hàng xuất khẩu sang các quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt đó.
Các nguyên liệu đầu vào cần lưu ý bao gồm: thép cán nóng, gỗ nguyên liệu, cá đông lạnh, nguyên liệu sản xuất phân bón, kali, lúa mỳ, nhôm hợp kim và không hợp kim. Nên tham khảo kỹ đối tác nhập khẩu về các vấn đề có liên quan trước khi ký kết hợp đồng và nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong khâu thanh toán. Đặc biệt, đề nghị các doanh nghiệp không thực hiện các hành vi gian lận xuất xứ hoặc giúp bên thứ ba chuyển tải hàng hóa để né tránh các biện pháp trừng phạt.
Cục Phòng vệ thương mại trân trọng đề nghị Quý Hiệp hội khuyến cáo thông tin đến các thành viên trong Hiệp hội để đánh giá, cân nhắc các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.
Gỗ Việt
- Giá bán lẻ đồ nội thất ở Anh đã tăng 14,1% trong tháng 01/2022
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm
- Điều gì giúp ngành gỗ thêm tự chủ nguồn cung nguyên liệu trong nước?
- Đề xuất đàm phán về Hiệp định thương mại gỗ với Vương quốc Anh
- Trung Quốc đặt mục tiêu thiết lập một hệ thống công nghiệp rừng hiện đại vào năm 2025
- Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022
- Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ đạt gần 1,6 tỷ USD
- Infographics: 60 tỷ USD xuất nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022
- Đội tàu container tăng vọt trên 50 triệu tấn trọng tải để đối phó với tắc nghẽn chuỗi cung ứng
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam giảm trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh