Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
Báo cáo được trình bày tại Hội thảo: “Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020” diễn ra vào ngày 28/2/2020 được tổ chức bởi Tổ chứcForest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hợp phần then chốt trong các hợp phần của nền kinh tế quốc dân. Con số thống kê chính từ Chính phủ cho biết đến nay vốn đầu tư FDI tại Việt Nam đạt gần 350 tỷ USD, chiếm khoảng 20% trong GDP của cả nước. Đầu tư FDI có vai trò quan trọng trong tạo nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo kim ngạch xuất khẩu. Sự hiện diện của các dự án FDI tại quốc gia cũng được kỳ vọng góp phần nâng cao trình độ quản trị và công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa thông qua sự giao thoa về trình độ quản lý, công nghệ, thông tin và tiếp cận thị trường giữa 2 khối này.
Các diễn giả thảo luận về đầu tư FDI trong ngành gỗ tại Hội thảo
Sự lớn mạnh của ngành gỗ trong thập niên trở lại đây có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI ngành càng tham gia mạnh mẽ vào mọi khâu của chuỗi cung, đặc biệt trong chế biến và xuất khẩu. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sự tham gia của các doanh nghiệp khối FDI ngày càng lớn.
Ngành gỗ đang hướng trọng tâm của mình vào việc mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho ngành là kim ngạch đến 2025 phải đạt 20 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Mở rộng kim ngạch xuất khẩu đòi hỏi nỗ lực không phải chỉ riêng khối doanh nghiệp nội địa mà còn bao gồm cố gắng của khối doanh nghiệp FDI.
Trong 2019 nhóm nghiên cứu của Forest Trends và các Hiệp hội gỗ đã hoàn thiện 2 báo cáo tập trung về chủ đề các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ. Các báo cáo này nhấn mạnh vai trò quan trọng các các doanh nghiệp FDI trong ngành trong việc tạo nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các báo cáo này cũng và chỉ ra một số tồn tại trong thực tế, bao gồm một số dấu hiệu về gian lận trong thương mại và đầu tư, và sự lỏng lẻo trong kết nối giữa khối doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa. Các báo cáo này nhấn mạnh ngành gỗ muốn đạt được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu cần phải tạo những kết nối giữa 2 khối này.
Báo cáo Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách cập nhật tình hình 2019. Lần đầu tiên Báo cáo này ráp nối các hợp phần thông tin về các dự án FDI đầu tư mới, các lượt sáp nhập, mua bán cổ phần, hoạt động xuất và nhâp khẩu của các doanh nghiệp trong khối FDI. Sự ráp nối các hợp phần thông tin này làm cho bức tranh đầu tư FDI trong ngành gỗ được rõ ràng hơn. Ngoài ra, các ráp nối các hợp phần thông tin còn giúp cho việc xác định một số rủi ro về gian lận thương mại trong đầu tư FDI và trong các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp khối FDI này. Báo cáo này đưa ra một số thông điệp chính sau:
Thông điệp 1. FDI trong ngành gỗ vẫn đang tăng mạnh, cả về các dự án mới, số lượt dự án tăng vốn và góp vốn mua cổ phần.
Thông điệp 2. Số lượng dự án FDI mới lớn với quốc gia đầu tư đa dạng, tuy nhiên chủ yếu là các dự án thuộc vùng Châu Á.
Thông điệp 3. Nhìn chung quy mô dự án đầu tư nhỏ chủ yếu tập trung vào mảng chế biến gỗ và sản xuất ván nhân tạo
Thông điệp 4. Đầu tư FDI từ Trung Quốc dẫn đầu trong các nước đầu tư tăng mạnh đặc biệt về các dự án đầu tư mới và mua bán sát nhập
Thông điệp 5. Ngày càng có nhiều địa phương nhận được các dự án FDI đầu tư trong ngành gỗ, tuy nhiên hầu hết các dự án này đều tập trung tại vùng Đông Nam Bộ
Thông điệp 6. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI từ một số quốc gia tăng mạnh đặc biệt tại một số thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDP hiện gần tương đương với kim ngạch xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp nội địa.
Thông điệp 7. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ của các doanh nghiệp FDI lớn, trong đó chủ yếu là các mặt hàng gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thông điệp 8. Bức tranh về hiện trạng đầu tư và xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp khối FDI cho thấy một số tín hiệu về gian lận thương mại đối với một số doanh nghiệp trong khối này
Thông điệp 9. Dịch viêm phổi cấp đã và đang có những tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin về quy mô của tác động này.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
- Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
- Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách
- Báo cáo: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh