Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Tại Việt Nam, hàng năm ngân sách cho mua sắm công chiếm khoảng 20-30% ngân sách Nhà nước. Hiểu theo cách đơn giản, mua sắm công là việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp bằng vốn Nhà nước, phục vụ mục đích sử dụng của các cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đoàn thể
Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT tháng 10 năm 2018 sau 6 năm đàm phán. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 06 năm 2019. Trọng tâm của Hiệp định là cam kết của Chính phủ là loại bỏ hoàn toàn gỗ lậu ra khỏi các chuỗi cung gỗ, bao gồm cả các chuỗi cung sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa. Cam kết này nâng hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam trên trường quốc tế. Thực hiện Hiệp định trong tương lai có tiềm năng mở ra cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Thực hiện Hiệp định góp phần nâng cao quản trị rừng thông qua đẩy mạnh chính sách và thực thi chính sách, minh bạch thông tin trong các khâu này và trong các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Theo VPA/FLEGT, cơ chế loại bỏ gỗ lậu ra khỏi chuỗi cung được thực hiện bằng việc Chính phủ thiết kế và vận hành Hệ thống Đảm bảo tính Hợp pháp của Gỗ (VNTLAS), theo đó các cá nhân và tổ chức tham gia chuỗi cung phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ yêu cầu được đề ra trong Định nghĩa Gỗ hợp pháp. Việc tuân thủ này có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Chính phủ cũng thiết lập các cơ chế giảm thiểu rủi ro về pháp lý đối với các tổ chức tham gia chuỗi và rủi ro trong nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hệ thống VNTLAS hoạt động hiệu quả giúp chuyển tải các cam kết về gỗ hợp pháp trong VPA/FLEGT vào trong các hoạt động thực tiễn.
Tại Việt Nam, hàng năm ngân sách cho mua sắm công chiếm khoảng 20-30% ngân sách Nhà nước. Hiểu theo cách đơn giản, mua sắm công là việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp bằng vốn Nhà nước, phục vụ mục đích sử dụng của các cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đoàn thể….. Mặc dù đến nay chưa có bất kỳ con số nào về tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho mua sắm công đối với các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, con số ngân sách hàng năm đầu tư cho mua sắm sản phẩm gỗ là rất lớn. Tại một số nước phát triển, mua sắm công bao gồm cả các sản phẩm gỗ chiếm 16-20% GDP.
Ký kết VPA/FLEGT đánh dấu vai trò kép của Chính phủ. Chính phủ vừa là người ban hành các quy định để đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ; Chính phủ, cả cấp trung ương và địa phương là đối tượng hưởng thụ các sản phẩm gỗ trong khuôn khổ các hoạt động mua sắm công, hay là ‘nhóm người tiêu dùng’. Khi VPA/FLEGT bắt đầu đi vào vận hành, giống như các nhóm người tiêu dùng khác trong xã hội như cá nhân, hộ gia đình, công ty tư nhân… Chính phủ cũng cần phải đảm bảo rằng toàn bộ các sản phẩm gỗ trong các hoạt động mua sắm công là hợp pháp. Con số 16-20% của GDP chưa chưa bao gồm ngân sách mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng và ngân sách dùng trả lương cho cán bộ và nhân viên làm trong hệ thống Nhà nước. Tinh thần về thực hiện ‘vai trò kép’ của Chính phủ đã được thể hiện rõ nét trong các thông báo và chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian gần đây. Đặc biệt, Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ 3 yêu cầu Bộ Tài chính: “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước, được sản xuất tại Việt Nam.”
Báo cáo có mục tiêu cung cấp một số thông tin ban đầu cho các cơ quan quản lý để thảo luận cho việc xây dựng một chính sách mua sắm công về các sản phẩm gỗ tại Việt Nam. Nội dung của Chính sách cần đáp ứng với các cam kết về tính hợp pháp của gỗ trong VPA/FLEGT. Chính sách cũng cần phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng chính sách cho Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm từ các nước có vai trò tham khảo quan trọng.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách
- Báo cáo: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019
- Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ Việt Nam
- Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng và chính sách
- Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
- Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Nhật Bản: giai đoạn từ 2015 – 4 tháng năm 2018
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi, giai đoạn 2015 – 6 tháng năm 2018
- Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ: giai đoạn từ 2015 – 6 tháng năm 2018
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu