Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi, giai đoạn 2015 – 6 tháng năm 2018
Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, lượng cung từ quốc gia này đã lên tới trên 1,3 triệu m3, chiếm 25% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu tròn và xẻ rnhập khẩu vào Việt Nam trong năm. Trong 6 tháng đầu 2018, lượng cung gỗ từ nguồn này lên tới 666.406 m3 quy tròn, tương đương ¼ trong tổng lượng gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 6 tháng đầu 2018
Một số nét chính của bản tin này:
Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, lượng cung từ quốc gia này đã lên tới trên 1,3 triệu m3, chiếm 25% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu tròn và xẻ rnhập khẩu vào Việt Nam trong năm.1 Trong 6 tháng đầu 2018, lượng cung gỗ từ nguồn này lên tới 666.406 m3 quy tròn, tương đương ¼ trong tổng lượng gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 6 tháng đầu 2018. Một số đặc điểm chính của nguồn cung gỗ này như sau:
- Nguồn cung đa dạng. Bình quân mỗi năm có khoảng trên dưới 20 quốc gia từ Châu Phi cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam, trong đó có khoảng 7-8 quốc gia có lượng cung mỗi năm từ 10.000 m3 trở lên. Các quốc gia có lượng cung lớn nhất bao gồm Cameroon, Ghana, Equatorial Guinea, Angola, Congo và một vài quốc gia khác.
- Số lượng các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 145 loài gỗ tròn và 110 loài gỗ xẻ từ Châu Phi. Tuy nhiên, số lượng các loài có lượng nhập lớn (trung bình từ 10.000 m3/năm trở lên) khoảng 5-7 loài, điển hình là lim, hương, gõ, xoan đào.
- Xu hướng nhập khẩu gỗ từ nguồn này vào Việt Nam đang tăng. Tính theo lượng gỗ quy tròn, lượng gỗ nhập khẩu năm 2017 tăng gần 86% lượng nhập năm 2016.
- Gỗ nhập khẩu từ Châu Phi chủ yếu được đưa vào các làng nghề gỗ truyền thống, sử dụng làm đồ nội thất và đồ gỗ xây dựng, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Lượng xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô và đồ gỗ không đáng kể
- Tại Việt Nam đang tồn tại sự lộn xộn về tên gọi của các loài gỗ nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam. Các nhà nhập khẩu, các cơ sở chế biến tại các làng nghề đang sử dụng tên các loài gỗ của Việt Nam để đặt tên cho một số loài gỗ nhập khẩu từ Châu Phi. Tuy nhiên, các loài gỗ nhập khẩu từ nguồn này thường không giống với các loài gỗ của Việt Nam, hoặc các loài gỗ nhập khẩu từ các nước lân cận. Điều này dẫn một số khó khăn và rủi ro trong sử dụng và kiểm soát nguồn gỗ nhập khẩu từ Châu lục này.
- Lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam đang tăng nhanh. Xu hướng tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến mức giá gỗ, được coi là các loài gỗ quý phù hợp với khả năng mua của nhiều người tiêu thụ (mức giá các loài gỗ nhập khẩu từ nguồn này thấp hơn nhiều so với giá các loài gỗ nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, có cùng tên gọi Việt Nam). Quan trọng hơn, nguồn gỗ nhập khẩu từ Châu Phi ngày càng được chấp nhận bởi người sử dụng tại Việt Nam. Nói cách khác, cầu thị trường về các loài gỗ này tại Việt Nam đang tăng.
- Trừ Ghana và Kenya, tất cả các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam đều có các chỉ số quản trị quốc gia như sự tham gia của người dân trong ban hành và thực thi chính sách, tính hiệu quả của chính phủ, chất lượng thể chế và tính hiệu quả của kiểm soát tham nhũng ở mức rất thấp (thông thường xếp trong thang 10-20 trong thang điểm 100).
- Các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam đều nằm ở phía cuối bảng xếp hạng về Chỉ số nhận thức tham nhũng.
- Nhìn chung, quản trị rừng tại các quốc gia này kém, thông thường liên quan đến việc thực thi chính sách kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan và xung đột trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng.
- Quản trị quốc gia nói chung và quản trị rừng nói riêng kém dẫn đến những rủi ro về nguồn cung gỗ này.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ: giai đoạn từ 2015 – 6 tháng năm 2018
- Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Trung Quốc: giai đoạn từ 2015 – 6 tháng năm 2018
- Tổng quan tình hình Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2015 – 6 tháng năm 2018
- Report: Vietnam Diagnoses and Regulatory Assessment of Small and micro forest Enterprises in the Mekong Region
- Linking Smallholder Plantations to Global Markets: Lessons from the IKEA model in Vietnam
- Report Vietnam wood villages in the context of market integration
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu phi: Thực trạng và rủi ro
- Bản tin:Thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Bản tin:Thương mại Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu