Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ: giai đoạn từ 2015 – 6 tháng năm 2018
Hoa Kì là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Tính riêng trong 2017, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 41,6 tỉ USD sang thị trường Hoa Kì, trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kì là 9,2 tỉ USD. Nhờ vậy, Hoa Kì đã trở thành thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất siêu hay thặng dư trong năm 2017, đạt 32,4 tỉ đô la Mỹ. Việt Nam do đó trở thành một trong 6 quốc gia mà Hoa Kì có mức thâm hụt thương mại lớn nhất.
Trong bối cảnh Chính phủ Hoa Kì đã nỗ lực tìm cách giảm thâm hụt thương mại, Việt Nam đã trở thành quốc gia được Chính phủ Hoa Kì quan tâm lớn, đặc biệt về mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ. Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ thị trường này đạt trên 2 tỉ USD mỗi năm. Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt đối với mặt hàng gỗ của Việt Nam từ Chính phủ Hoa Kì.
Bản tin cung cấp các thông tin:
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì
Năm 2017 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Hoa Kì khoảng 18,5 tỉ USD, tăng 11% so năm 2016 (ITTO 2017). Tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại thị trường này vẫn tiếp tục mở rộng, với kim ngạch 2016 tăng thêm 3% so với kim ngạch năm 2015. Mở rộng tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại thị trường này chủ yếu là ở các nhóm sản phẩm như đồ dùng nhà bếp, ghế bọc và nội thất văn phòng. Các quốc gia quan trọng cung các mặt hàng gỗ chi Hoa Kì bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mexico, Malaysia, Indonesia (cùng nguồn trích dẫn).
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung các mặt hàng gỗ vào Hoa Kì. Hàng năm, các mặt hàng gỗ từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chiếm khoảng 15-20% thị phần của quốc gia này, chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm 2017, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ thị trường này.
Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kì
Hoa Kì không chỉ là thị trường tiêu thụ quan trọng cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam mà còn là nguồn cung gỗ nguyên liệu ‘sạch’ lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn, bao gồm gỗ tròn/xẻ hộp thô (thuộc nhóm HS 4403) và gỗ xẻ (HS 4407) từ thị trường này. Gỗ nhập khẩu từ Hoa Kì được đưa vào chế biến và xuất khẩu ngược lại quốc gia này (và các quốc gia khác) ở dạng sản phẩm đồ gỗ nội thất. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nguồn này vào Việt Nam cũng đang được mở rộng.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Thương mại gỗ và và sản phẩm gỗ Việt Nam – Trung Quốc: giai đoạn từ 2015 – 6 tháng năm 2018
- Tổng quan tình hình Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2015 – 6 tháng năm 2018
- Report: Vietnam Diagnoses and Regulatory Assessment of Small and micro forest Enterprises in the Mekong Region
- Linking Smallholder Plantations to Global Markets: Lessons from the IKEA model in Vietnam
- Report Vietnam wood villages in the context of market integration
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu phi: Thực trạng và rủi ro
- Bản tin:Thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Bản tin:Thương mại Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ
- Báo cáo: Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu