Bản tin:Thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam, cả về mặt là một trong những thị trường tiêu thụ quan trọng nhất đối với một số mặt hàng gỗ của Việt Nam và là nguồn cung một số mặt hàng gỗ nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch thương mại hai chiều về các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 1,3-1,4 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam khoảng 600-700 triệu USD. Bản tin này nhìn vào thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Số liệu trong Bản tin được dựa trên nguồn số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam.
Trung Quốc với trên một tỉ dân và một tầng lớp trung lưu đông đảo là thị trường khổng lồ về tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, bao gồm các mặt hàng gỗ. Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 48,7 triệu m3 gỗ tròn, tương đương với trên 8 tỉ USD về giá trị. Trong lượng gỗ tròn nhập khẩu có 9,1 triệu m3 là gỗ tròn nhiệt đới, chủ yếu từ nguồn cung như Papua New Guinea (PNG) và các nước Châu Phi. Cùng trong năm, Trung Quốc nhập khẩu 32,2 triệu m3 gỗ xẻ, với giá trị 8,14 tỉ USD. Trong đó, lượng gỗ xẻ cứng chiếm trên 14,3 triệu m3. Lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gỗ ở quốc gia này tiếp tục mở rộng. Ngoài mặt hàng gỗ tròn và xẻ, Trung Quốc còn nhập khẩu nhiều loại mặt hàng gỗ nguyên liệu khác từ các quốc gia, như dăm gỗ và các loại ván. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu thụ trong nước, một phần cho xuất khẩu.
Trung Quốc cũng là công xưởng chế biến của thế giới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng, bao gồm cả một số mặt hàng gỗ. Hàng năm, Trung Quốc xuất khẩu nhiều loại hàng hóa lâm sản, với kim ngạch trên 78 tỉ USD. Chỉ tính riêng đồ gỗ nội thất, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của Trung Quốc đạt 22,3 tỉ USD, trong đó có 8,2 tỉ USD là dành riêng thị trường Hoa Kỳ.
Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam, cả về mặt là một trong những thị trường tiêu thụ quan trọng nhất đối với một số mặt hàng gỗ của Việt Nam và là nguồn cung một số mặt hàng gỗ nguyên liệu. Hàng năm, kim ngạch thương mại hai chiều về các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 1,3-1,4 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam khoảng 600-700 triệu USD.
Bản tin này nhìn vào thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Số liệu trong Bản tin được dựa trên nguồn số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam.
Bản tin được giới thiệu tại Hội thảo “Bức tranh xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững” được tổ chức vào ngày 27/3/2018 tại Hà Nội.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Bản tin:Thương mại Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ
- Báo cáo: Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững
- Báo cáo: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nửa đầu năm 2017
- Bản tin: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Diễn biến thị trường đến hết tháng 6 năm 2017
- Phát triển ngành gỗ Việt theo hướng bền vững: Loại bỏ nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao ra khỏi chuỗi cung
- Liên kết trong ngành chế biến gỗ : Tăng cường cơ hội , giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
- Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
- Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam: Cơ hội và rủi ro về thị trường
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính
- Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu: Một số nét chính giai đoạn 2013 - 2016
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu