Liên kết trong ngành chế biến gỗ : Tăng cường cơ hội , giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện đang nằm trong số các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016 đạt gần 7 tỉ USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng về kim ngạch trong những năm gần đây giảm (hiện còn 5-10%, so với 10-15% trong những đầu của thập kỷ 21) nhiều ý kiến cho rằng ngành vẫn thường được coi là vẫn còn dư địa để phát triển.
Tuy nhiên, khác với những quan niệm phổ biến hiện cho rằng ngành gỗ của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển, một số nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại mang tính chất hệ thống của ngành. Ví dụ như, mặc dù kim xuất khẩu vẫn gia tăng, ngành gỗ của các nước đã và đang đối mặt với các khó khăn do năng suất (productivity) thấp; tăng trưởng về kim ngạch của ngành của các nước chủ yếu là do mở rộng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị thấp, các hợp đồng xuất khẩu không có tính bền vững trong dài hạn bởi có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở chế biến với đầu ra là các sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp. Các tồn tại này gồm:
Thứ nhất, chúng ta thường bỏ qua một khía cạnh quan trọng là giá thị trường của các sản phẩm gỗ là giá hình thành do quan niệm (perceived value) chứ không phải giá trị thực
Thứ hai, quan niệm sai lầm có tính chất phổ biến về lợi thế cạnh tranh của ngành.
Thứ ba, chính sách hỗ trợ ngành quan trọng nhưng điều này chưa đủ.
Thứ tư, năng suất lao động của ngành thấp. Năng suất lao động không phải chỉ dựa trên các yếu tố nguyên liệu đầu vào, mà còn phụ thuộc vào mẫu mã sản phẩm và các yêu cầu khác nhau của thị trường – điều mà ngành gỗ Châu Á thường thiếu.
Thứ năm, thiếu đầu tư và ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực và trong nghiên cứu và phát triển.
Mặc dù ngành gỗ Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, hiện ngành đang đối mặt với các hạn chế mang tính chất hệ thống liệt kê ở trên. Cần làm gì để có thể giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ các hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần thúc đẩy ngành phát triển bền vững?
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
- Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam: Cơ hội và rủi ro về thị trường
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính
- Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu: Một số nét chính giai đoạn 2013 - 2016
- Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2013 -2016: Một số nét chính
- Thực trạng sử dụng nguyên liệu trong Chế biến gỗ
- Ngành công nghiệp gỗ Trung Quốc: Thị trường, chính sách tài nguyên và ý nghĩa đối với Việt Nam
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013 - 2016: Từ góc nhìn các loài nhập khẩu
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Nhật Bản : 2013 - 2016
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Hàn Quốc: Thực trạng và xu hướng
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh