Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013 - 2016: Từ góc nhìn các loài nhập khẩu
Lượng gỗ gỗ tròn và xẻ (sau đây được gọi là gỗ nguyên liệu) nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm khoảng 4-4,5 triệu m3, tương đương trên 1,5 tỉ USD về giá trị có xu hướng ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu tăng cho thấy ngành gỗ của Việt Nam vẫn trên đà phát triển.
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 loài gỗ nguyên liệu, trong đó có 20-30 loài có số lượng nhập khẩu trên 10.000 m3/loài/năm. Sự đa dạng trong các loài nhập khẩu không chỉ thể hiện qua con số tổng số loài nhập khẩu hàng năm mà còn qua góc độ cùng một loài được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ trong năm 2015 cùng một loài gỗ hương xẻ được nhập khẩu từ 28 quốc gia; Trong 7 tháng đầu 2016, cùng loài gỗ lim tròn được nhập khẩu từ 20 quốc gia.
Có sự biến động lớn trong các loài gỗ nhập khẩu, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng của các loài gỗ quý có tính rủi ro cao được nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm nhập khẩu từ nguồn này tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu từ các nguồn này và tới các làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng các loài gỗ quý. Tuy nhiên, giảm cung từ các nguồn này cũng có thể góp phần nâng cao hình ảnh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung, từ đó góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai.
Hiện đang có tín hiệu về sự dịch chuyển trong cơ cấu gỗ nguyên liệu nhập khẩu các loài gỗ từ các nguồn có độ rủi ro cao sang các nguồn cung có độ rủi ro thấp. Tỉ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro cao giảm từ 60% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ năm 2013-2014 xuống còn 50% trong những năm gần đây; tỉ trọng các loài gỗ xẻ nhập khẩu từ nguồn rủi ro cao giảm từ trên 30% năm những năm 2013-2014 xuống còn khoảng trên 20% kể từ 2015 đến nay. Đây là những tín hiệu tốt, thể hiện những thay đổi tích cực của ngành gỗ trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu.
Dịch chuyển về nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam còn thể hiện từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông sang khu vực Châu Phi. Động lực dẫn đến sự dịch chuyển này là một phần nỗ lực của một số doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung mới, thay thế cho nguồn cung từ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông hiện đang ngày càng bị hạn chế. Điều này làm cho tính đa dạng của các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.
Tính đa dạng trong các loài nhập khẩu và số lượng lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm sẽ tạo ra những thách thức lớn trong việc thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai. Để xây dựng các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu đòi hỏi những cơ sở dữ liệu có liên quan đến từng loài gỗ cụ thể nhập khẩu. Điều này không đòi hỏi lỗ lực của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần là công việc của cơ quan quản lý.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo./.
Gỗ Việt
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Nhật Bản : 2013 - 2016
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Hàn Quốc: Thực trạng và xu hướng
- Thương mại gỗ Việt nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2013-2016: Một số nét chính
- Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng
- Tác động của Brexit tới ngành chế biến gỗ của Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia: Thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào: Thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu giai đoạn 2013-2015 : Tổng quan
- Thương mại gỗ Việt nam - Eu: Thực trang và Xu hướng
- Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam-Trung Quốc 2012 - 2014
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu