Thương mại gỗ Việt nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2013-2016: Một số nét chính
Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng nhất của Việt Nam, cả trên phương diện là nguồn cung nguyên liệu gỗ đầu vào và là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Cán cân thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang nghiêng về phía có lợi cho Việt Nam, với giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này cao gấp khoảng 10 lần so với giá trị nhập khẩu từ thị trường này.
Hoa Kỳ là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn và an toàn nhất về mặt pháp lý cho Việt Nam. Hàng năm, lượng cung gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ cho Việt Nam lên tới gần 700.000 m3 gỗ quy tròn, chiếm gần 20% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ tất cả các nguồn vào Việt Nam hàng năm. Các loài gỗ được nhập khẩu chủ yếu là dương, sồi, thông và một loài khác.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho ngành gỗ Việt Nam, với kim ngạch hàng năm lên tới trên 2 tỉ USD, chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Hiện kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục được mở rộng, với mức bình quân 10-15%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ (HS 94) chiếm trên 95% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Các mặt hàng thuộc nhóm gỗ (HS 44) chiếm dưới 5%.
Hầu hết các mặt hàng gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ được làm từ các loài gỗ được nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro về mặt pháp lý thấp. Các loài gỗ thông dụng sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu bao gồm thông, dương, sồi, bạch dương, anh đào. Đây là các loài gỗ chủ yếu được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ và từ các nước EU.
Mặc dù lượng xuất khẩu ít, một số mặt hàng gỗ được Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được là từ các loài gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới. Đây là các rủi ro cho ngành chế biến gỗ hiện nay.
Với lượng xuất khẩu của các loài rủi ro nhỏ, loại bỏ các rủi ro có liên quan đến các loài hiện đang được sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu là hoàn toàn có thể. Loại bỏ các rủi ro này trực tiếp góp phần duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành gỗ trong tương lai.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo./.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng
- Tác động của Brexit tới ngành chế biến gỗ của Việt Nam
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia: Thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào: Thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu giai đoạn 2013-2015 : Tổng quan
- Thương mại gỗ Việt nam - Eu: Thực trang và Xu hướng
- Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam-Trung Quốc 2012 - 2014
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014
- Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam từ năm 2012 - 2014
- Làng nghề CBG trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu