Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014
Báo cáo Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướngđánh giá thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa 2 quốc gia giai đoạn 2012-2014, cũng như động lực và xu hướng của mối quan hệ này trong lai. Mặc dù thương mại song phương đối với tất cả các loại hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc thường được mô tả bằng thuật ngữthâm hụt kinh niên đối với phía Việt Nam, với quy mô thâm hụt hàng năm lên tới trên 20 tỉ USD, các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không nằm trong xu hướng này.
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm mặt hàng quan trọng nhất trong thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 845,1 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu 2015 các mặt hàng gỗ của Việt Nam đã đạt kim ngạch trên 425 triệu USD từthị trường Trung Quốc, cao thứ 2 (sau sắn) trong tất cảcác mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sangTrung Quốc. Các mặt hàng gỗquan trọng được Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ nguyên liệu, thuộc nhóm HS 44 và HS 94, bao gồm gỗdăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc và đồ gỗ (các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống như bàn ghế, tủ).
Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ từTrung Quốc, với giá trịkim ngạch nhập khẩu đạt gần 240 triệu USD năm 2014. Trong 6 tháng đầu 2015, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc đạt gần 121 triệu USD. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm, vơ nia và đồ gỗ.
Mặc dù xu hướng chung trong thương mại song phương giữa 2 quốc giađối với tất cả các loại hàng hóa làthâm hụt kinh niênđối với Việt Nam, thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia được đánh dấu bằng cán cân thặng dư cho Việt Nam, với mức thặng dưbình quân hàng năm khoảng trên 600 triệu USD. Nói cách khác, mặt hàng gỗ đã góp phần quan trọng cho Việt Nam nhằm giảm mức độthâm hụt kinh niên trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tiếp giáp với 7 tỉnh của Việt Nam, và cùng chung 29 cửa khẩu đường bộ, cộng với các cảng biển và đường mòn lối mở, Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng cho ngành chế biến và thương mại gỗ của Việt Nam. Tầm quan trọng của thị trường này không chỉ thể hiện ở vềgiá trịkim ngạch xuất khẩu mà Việt Nam đạt được hàng năm mà còn là nhu cầu khổng lồ về các mặt hàng gỗtừViệt Nam. Trong thời gian gần đây, biến động trong mối quan hệ giữa 2 quốc gia và thay đổi trong chính sách phát triển của Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ đối với các mặt hàng gỗ, bao gồm cả các mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định rằng cầu các mặt hàng này tại Trung Quốc sẽtiếp tục giảm trong dài hạn.Nói cách khác, các mặt hàng gỗ của Việt Nam vẫn có tiềm năng duy trì và thậm chí mở rộng thị trường tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới này.
Tuy nhiên, thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, đặc biệt trong khâu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã và đang bộc lộmột số hạn chế cơ bản của ngành gỗ Việt Nam.Thứ nhất, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc là sản phẩm thô, có giá trị gia tăng thấp. Nói cách khác, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc hiện nay thực chất vẫn là bán nguyên liệu thô, với hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra bởi lao động tay nghề cao và công nghệ trong các sản phẩm này hầu như không tồn tại trong sản phẩm. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng cạn kiệt, hình thức xuất khẩu hiện tại phản ánh những ưu tiên ngắn hạn, vì lợi ích trước mắt, dựa vào khai thác tài nguyên thô và lao động giá rẻ, dụng công nghệ chế biến lạc hậu của một số doanh nghiệp tham gia thị trường. Điều này thể hiện sự yếu kém của ngành gỗ Việt Nam khi tham gia vào thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc.Nó cũng phản ánh tính không bền vững của ngành gỗ hiện nay.
Thứ 2, trừ gỗ cao su, với vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại gỗ giữa 2 quốc gia, mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ hiện Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết có nguồn gốc từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông và là các loại gỗ quý hiếm. Việc Việt Nam nhập khẩu các loại gỗ này từ các nước thuộc Tiểu vùng nhằm phục vụ mục tiêu xuất khẩu, hay còn gọi là thương mại đơn thuần, thực sự đã biến Việt Nam thành quốc gia trung chuyển. Lợi ích của hình thức thương mại đơn thuần này hầu hết được tập trung vào các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thương mại mà không mang lợi lợi ích cho quốc gia hay người lao động. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách nhằm hạn chế hình thức thương mại đơn thuần này.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các đánh giá về tính hiệu quả của các chính sách này đối với thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, với một đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp của cả 2 quốc gia tham gia xuất khẩu và độ mở về thị trường cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn đối với các mặt hàng gỗ tại Trung Quốc, để các chính sách của Việt Nam được hiệu quả đòi hỏi phải có các cơ chế thực hiện và giám sát thực hiện chính sách đủ mạnh, đặc biệt là tại cấp địa phương, nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ 3, phân tích thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ ra những tín hiệu rõ ràng về gian lận thương mại của một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá xuất khẩu được các doanh nghiệp khai báo với cơ quan Hải quan Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức giá gỗ nguyên liệu đầu vào thông thường cho thấy các hành vi nhằm giảm hoặt trốn thuế xuất khẩu. Các hành vi này không những gây thất thu cho ngân sách quốc gia mà còn gây ra tình trạng méo mó thị trường. Nói cách khác, quy mô xuất khẩu gỗ và các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc có thể lớn hơn rất nhiều so với quy mô hiện nay được đưa ra bởi các cơ quan quản lý.
Hội nhập thị trường thông qua việc tham gia tích cực của Chính phủ vào các Hiệp định thương mại vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành gỗ Việt Nam. Tham gia vào các Hiệp định như VNFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU), FLEGT VPA (Hiệp định Đối tác Tự nguyện), TPP (Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương) giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp sắp xếp và tổ chức lại hình thức sản xuất kinh doanh của ngành gỗ. Điều này tạo cơ hội thông qua các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Mặt khác, sắp xếp và tổ chức lại hình thức sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc siết chặt quản lý và dần dần loại bỏ các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên những lợi ích ngắn hạn, khai thác tận kiệt tài nguyên, tranh thủ lao động giá rẻ và công nghệ sản xuất chế biến lạc hậu. Điều này là những thông điệp rất quan trọng đối với ngành gỗ, bao gồm cả các doanh nghiệp hiện đang trực tiếp đang tham gia vào thương mại gỗ và sản phẩm gỗ với thị trường Trung Quốc.
Gỗ Việt - Tóm tắt từ báo cáo
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu