Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
Mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là một trong những ví dụ điển hình về liên kết giữa công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng vùng núi. Trong liên kết này, các công ty chuyên chế biến sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA đã liên kết với các hộ có nguồn rừng trồng tại một số tỉnh nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, đạt chứng chỉ FSC nhằm tạo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho các công ty này để sản xuất các sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA. Liên kết này hiện được coi là có tiềm năng nâng cao lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng, ổn định nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến. Mô hình cũng được coi có tiềm năng trong việc đem lại hiệu quả xã hội và môi trường.
Đến nay mô hình liên kết giữa công ty chế biến và các hộ trồng rừng do yêu cầu của thị trường vẫn mang tính chất tự phát, được hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty và hộ trồng rừng. Nghiên cứu này do đó được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả (cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường) của mô hình liên kết giữa công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng nhằm phát triển nguồn gỗ rừng trồng là gỗ lớn, đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.
Báo cáo chỉ ra liên kết Công ty chế biến và hộ trồng rừng là mối liên kết quan trọng cần phát triển và mở rộng, với ‘lòng tin’ và ‘chia sẻ lợi ích công bằng’ là các yếu tố quan trọng cần đảm bảo, nhằm tạo nguồn cung gỗ hợp pháp ổn định cho công nghiệp chế biến gỗ và xóa đói giảm nghèo vùng núi tại Việt Nam. Tuy nhiên mô hình liên kết không nhất thiết phải gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững, mà ưu tiên tiêu chí đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Với 60-70% nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước từ các hộ trồng rừng, vai trò của hộ trồng rừng là quan trọng. Nghiên cứu do đó khuyến nghị Nhà nước tiếp tục giao đất với mục đích trồng rừng cho các hộ gia đình, đặc biệt các hộ hiện đang không có hoặc thiếu đất sản xuất. Nguồn đất có thể sử dụng là khoảng 2,7 triệu ha đất lâm nghiệp hiện đang do Ủy ban Nhân dân các xã đang được tạm giao quản lý, và diện tích các Công ty Lâm nghiệp Nhà nước đang sử dụng kém hiệu quả.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam: Cơ hội và rủi ro về thị trường
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính
- Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu: Một số nét chính giai đoạn 2013 - 2016
- Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2013 -2016: Một số nét chính
- Thực trạng sử dụng nguyên liệu trong Chế biến gỗ
- Ngành công nghiệp gỗ Trung Quốc: Thị trường, chính sách tài nguyên và ý nghĩa đối với Việt Nam
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013 - 2016: Từ góc nhìn các loài nhập khẩu
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Nhật Bản : 2013 - 2016
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Hàn Quốc: Thực trạng và xu hướng
- Thương mại gỗ Việt nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2013-2016: Một số nét chính
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh