Bản tin: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Diễn biến thị trường đến hết tháng 6 năm 2017
Bản tinViệt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Diễn biến thị trường đến hết tháng 6 năm 2017 là sản phẩm hợp tác của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Gỗ mỹ nghệ và Chế biến Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Bản tin phân tích tình hình xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến 6 tháng năm 2017.
Kể từ năm 2012 Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung dăm thế giới, trở thành quốc gia xuất khẩu dăm lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia nhập khẩu dăm quan trọng nhất của Việt Nam. Giá trị kim ngạch của dăm gỗ Việt Nam đạt được từ ba thị trường này chiếm trên 90% tổng kim ngạch và lượng xuất khẩu hàng năm, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất khẩu của cả Việt Nam.
Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ (sau đây được gọi là ngành dăm) của Việt Nam liên tục được mở rộng trong những năm vừa qua. Số lượng nhà máy chế biến dăm tăng nhanh, từ 47 nhà máy năm 2009 lên 130 nhà máy năm 2016. Lượng dăm gỗ xuất khẩu bình quân lên tới 7-8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14-16 triệu m3 gỗ quy tròn, hầu hết là từ gỗ keo rừng trồng. Kim ngạch xuất khẩu dăm hàng năm lên tới khoảng 1 tỉ USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của cả nước.
Sự phát triển của ngành dăm đã làm xuất hiện những quan điểm khác biệt. Một luồng quan điểm cho rằng là xuất khẩu dăm đem lại các lợi ích thấp cho nguồn gỗ rừng trồng do vậy cần nên hạn chế. Chính phủ đã áp dụng mức thuế xuất khẩu 2% kể từ đầu 2016. Áp dụng thuế xuất khẩu được kỳ vọng sẽ là cơ chế hữu hiệu, giúp hạn chế xuất khẩu dăm, từ đó tạo nguồn gỗ nguyên liệu cho các ngành chế biến sâu. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho can thiệp thông qua công cụ thuế sẽ không hiệu quả, bởi các hộ dân trồng rừng là cung gỗ rừng trồng sẽ là người có quyết định cuối cùng về việc trồng tạo nguyên liệu ngành dăm hay nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.
Áp thuế xuất khẩu và chính phủ kiên định với định hướng hạn chế sự phát triển của ngành dăm nhằm tạo cơ hội nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến sâu với giá trị gia tăng cao hơn cho nguồn gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, hiện chưa thấy có tín hiện nào cho thấy sự chững lại trong phát triển của ngành dăm. Phần dưới đây cập nhật tình hình xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Phát triển ngành gỗ Việt theo hướng bền vững: Loại bỏ nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao ra khỏi chuỗi cung
- Liên kết trong ngành chế biến gỗ : Tăng cường cơ hội , giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
- Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
- Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam: Cơ hội và rủi ro về thị trường
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính
- Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu: Một số nét chính giai đoạn 2013 - 2016
- Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2013 -2016: Một số nét chính
- Thực trạng sử dụng nguyên liệu trong Chế biến gỗ
- Ngành công nghiệp gỗ Trung Quốc: Thị trường, chính sách tài nguyên và ý nghĩa đối với Việt Nam
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013 - 2016: Từ góc nhìn các loài nhập khẩu