Phát triển ngành gỗ Việt theo hướng bền vững: Loại bỏ nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao ra khỏi chuỗi cung
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã và đang giữ vị trí quan trọng trên bản đồ các nước cung gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thương hiệu gỗ Việt đã dần được hình thành, tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (sau đây được gọi là mặt hàng gỗ) của Việt Nam đạt gần 7 tỉ USD, là một trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại nhiều thị trường, trong đó Hoa Kỳ và EU là hai trong số các thị trường quan trọng nhất. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào hai thị trường này chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa là một trong những hợp phần quan trọng của ngành gỗ. Với dân số trên 90 triệu dân và một tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn nhanh chóng, quy mô tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại thị trường nội địa được rất lớn. Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ một con số thống kê nào được đưa ra về quy mô và động lực của thị trường này. Một số nguồn thông tin ước tính rằng hàng năm tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng gỗ có thể lên tới con số 2 tỉ USD, với một lượng gỗ nguyên liệu đầu vào lên tới hàng chục triệu m3 (Nguyễn Tôn Quyền và cộng sự, 2016).
Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam và EU đã hoàn thành việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong khuôn khổ của Chương trình Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) do EU khởi xướng. Áp dụng VPA trong tương lai đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ được xuất khẩu và tiêu thụ nội địa phải là các sản phẩm hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế. Điều này có nghĩa rằng các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao, sẽ khó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu mới. Loại bỏ các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao, bao gồm cả nguồn gỗ rủi ro có nguồn gốc từ nhập khẩu không phải chỉ là yêu cầu cấp bách, giúp duy trì ổn định thị trường xuất khẩu cho ngành mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với toàn ngành.
Báo cáo này tập trung vào một vấn đề sau:
- Xác định các nguồn cung gỗ nguyên liệu có rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu và xu hướng thay đổi các nguồn này trong tương lai.
- Xác định vai trò của các nguồn cung này trong tổng cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu hiện nay.’
- Kiến nghị việc loại bỏ các nguồn cung gỗ nhập khẩu có rủi ro cao và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc loại bỏ này đối với các bên liên quan.
Các dữ liệu thống kê được sử dụng trong Báo cáo được tổng hợp từ nguồn số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.
Phần 2 dưới đây sẽ mô tả các thị trường xuất khẩu chính cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Phần 3 cung cấp một số thông tin cơ bản về thị trường nội địa. Phần 4 tập trung phân tích các nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Phần 5 thảo luận về vai trò của gỗ nhập khẩu, bao gồm gỗ nhập khẩu rủi ro cao đối với thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Dựa trên phần 5, Phần 6 đưa ra một số kiến nghị về việc loại bỏ nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao ra khỏi chuỗi cung và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của việc loại bỏ này đối với các bên liên quan.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Liên kết trong ngành chế biến gỗ : Tăng cường cơ hội , giảm rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
- Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ
- Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam: Cơ hội và rủi ro về thị trường
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Một số nét chính
- Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu: Một số nét chính giai đoạn 2013 - 2016
- Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2013 -2016: Một số nét chính
- Thực trạng sử dụng nguyên liệu trong Chế biến gỗ
- Ngành công nghiệp gỗ Trung Quốc: Thị trường, chính sách tài nguyên và ý nghĩa đối với Việt Nam
- Việt nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013 - 2016: Từ góc nhìn các loài nhập khẩu
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam - Nhật Bản : 2013 - 2016
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025