Tổng quan tình hình Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2015 – 6 tháng năm 2018
Bản tin thị trường này cập nhật các thông tin về thực trạng Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ kể từ 2015 đến hết tháng 6 năm 2018. Dựa trên nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan, Bản tin đưa ra các con số về lượng, giá trị kim ngạch, thị trường và các loài gỗ sử dụng trong các sản phẩm Việt Nam xuất và Nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bản tin chỉ ra xu hướng thay đổi trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian gần đây
Một số điểm chính của Bản tin bao gồm:
- Hoạt động xuất nhập khẩu của ngành gỗ không ngừng gia tăng, thể hiện sự mở rộng của ngành.
- Có sự dịch chuyển trong cơ cấu xuất nhập khẩu các mặt hàng của ngành. Dịch chuyển đang đi theo hướng giảm xuất khẩu sản phẩm thô, tăng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển vẫn còn hạn chế.
- Xuất khẩu và nhập khẩu chưa có sự kết nối chặt chẽ, điều này chỉ ra sự thiếu vắng một chiến lược phát triển bền vững của ngành. Cụ thể, trong khi ngành hàng năm vẫn đang phải nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu lớn phục vụ sản xuất, xuất khẩu gỗ nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra với quy mô đáng kể.
Về nhập khẩu
- Bình quân mỗi năm Việt Nam bỏ ra khoảng trên dưới 2 tỉ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu, phục vụ cả cho tiêu dùng nội địa và sử dụng trong chế biến xuất khẩu. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu có xu hướng tăng cả về lượng và giá trị.
- Gỗ tròn, gỗ xẻ là các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất tính về kim ngạch, chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ. Lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu năm 2017 tương đương với gần 5,3 triệu m3 gỗ quy tròn, tăng gần 16% so với lượng nhập năm 2016. Khoảng 50% trong lượng này là từ các nguồn gỗ ‘sạch’, có tính hợp pháp rõ ràng. Phần còn lại (50%) là các loài gỗ nhiệt đới, có nguồn gốc từ rừng tự nhiên; một số loài trong số này có thể có rủi ro về mặt pháp lý. Nhập khẩu gỗ có rủi ro pháp lý đã và đang làm ảnh hưởng đến uy tín ngành trên trường quốc tế.
- Lượng ván sợi và gỗ dán nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian gần đây. Lượng nhập tăng nhanh có thể chỉ ra một số hạn chế về năng lực sản xuất trong nước đối với loại sản phẩm không đòi hỏi quá nhiều hàm lượng khoa học công nghệ và vốn đầu tư.
Về xuất khẩu
- Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ đa dạng, với kim ngạch xuất khẩu cao và đang tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là tại các thị trường lớn truyền thống như Hoa Kỳ.
- Một số tín hiệu thị trường cho thấy xuất khẩu có vẻ chuyển hướng sang các sản phẩm có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, tỉ trọng xuất khẩu trong các sản phẩm thô vẫn cao, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ.
- Nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo các sản phẩm xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu theo đúng hướng sẽ khuyến khích phát triển rừng trồng.
- Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu tương đương với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch trong nhập khẩu. Điều này có thể cho thấy tăng trưởng trong xuất khẩu có thể là do mở rộng nhập khẩu nguyên liệu, với các nguồn nguyên liệu nhập khẩu được trực tiếp đưa vào chế biến xuất khẩu. Nói cách khác, mở rộng xuất khẩu đang đi theo chiều rộng, theo hướng sử dụng nhiều nguyên liệu chứ chưa phải đi vào chiều sâu, theo hướng tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm.
Kiến nghị
- Ngành chế biến gỗ cần có sự thay đổi về chiến lược phát triển. Thay vì trọng tâm mở rộng kim ngạch, ngành nên đi vào tăng năng suất. Năng suất tăng thông qua tăng hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao động tay nghề cao, đổi mới công nghệ, giảm khâu kết nối trung gian, tăng cơ hội kết nối trực tiếp với thị trường xuất khẩu. Tăng năng suất lao động giúp ngành phát triển đi vào chiều sâu, tạo giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững ngành.
- Sản xuất hiện tại của ngành mặc dù đang trên đà phát triển tốt, tuy nhiên cũng đang đối mặt với một số rủi ro, bao gồm rủi ro về mặt pháp lý có liên quan đến nhập khẩu gỗ đầu vào từ một số nguồn không an toàn. Chính phủ cần hạn chế tiến tới loại bỏ hoàn toàn các nguồn cung này. Loại bỏ các nguồn cung rủi ro có thể tạo cơ hội cho việc phát triển rừng trồng trong nước, trực tiếp góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Độ mở của ngành hiện rất lớn và điều này dễ bị tổn thương trong các cuộc chiến thương mại. Phát triển dựa vào lợi thế cạnh tranh để tăng năng suất giúp hạn chế các tổn thương. Phát triển tập trung vào thị trường nội địa, hiện đang bị lãng quên, phát triển dựa vào nguồn cung nguyên liệu trong nước góp phần giảm thiểu rủi ro do các cuộc chiến thương mại gây ra.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Report: Vietnam Diagnoses and Regulatory Assessment of Small and micro forest Enterprises in the Mekong Region
- Linking Smallholder Plantations to Global Markets: Lessons from the IKEA model in Vietnam
- Report Vietnam wood villages in the context of market integration
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu phi: Thực trạng và rủi ro
- Bản tin:Thực trạng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Bản tin:Thương mại Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ
- Báo cáo: Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững
- Báo cáo: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nửa đầu năm 2017
- Bản tin: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Diễn biến thị trường đến hết tháng 6 năm 2017
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu