Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
Báo cáo được công bố tại Hội thảo “Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch đầu tư ngành gỗ” được tổ chức vào ngày 8/11/2019 tại Hà Nội. Báo cáo cập nhật tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến hết tháng 9/2019 và chỉ ra những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Bức tranh thương mại gỗ toàn cầu hiện đang có nhiều thay đổi và điều này đang tác động trực tiếp đến ngành gỗ Việt Nam. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, bao gồm các yêu cầu về tính pháp lý của các mặt hàng gỗ tại các thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc hay Nhật Bản ngày càng chặt chẽ hơn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra những dịch chuyển về cung – cầu về đồ gỗ. Ngành gỗ Việt Nam đã và đang có những ứng phó tích cực nhằm đáp ứng với các thay đổi này. Các ứng phó bao gồm các cơ chế chính sách mới tại cấp quốc gia và các thay đổi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cấp doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất, nắm bắt các cơ hội mới của thị trường.
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Tuy nhiên các thay đổi trong thương mại toàn cầu cũng tạo ra một số rủi ro mới cho ngành gỗ Việt. Báo cáo Giảm rủi ro để phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam cập nhật tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam tính đến hết Quý 3 của năm 2019. Báo cáo cũng tập trung vào 2 loại hình rủi ro chính, bao gồm rủi ro trong gian lận thương mại và rủi ro trong nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Loại hình rủi ro thứ nhất có xu hướng ngày càng phức tạp đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một số mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, lấy nhãn mác của Việt Nam và xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhằm tránh thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Loại hình rủi ro thứ 2 hình thành khi Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cam kết đảm bảo toàn bộ các mặt hàng gỗ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là sản phẩm hợp pháp, trong khi cung gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành gỗ hiện vẫn còn sử dụng một lượng lớn gỗ là rừng tự nhiên, được khai thác từ các quốc gia có hệ thống quản trị rừng yếu kém như tại các nước Châu Phi, Campuchia và Papua New Guine.
Báo cáo đây ra một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu các rủi ro này, góp phần giúp ngành phát triển bền vững. Một số thông tin trong Báo cáo là các thông tin ban đầu, giúp định vị các rủi ro. Trong tương lai cần có các nghiên cứu chi tiết nhằm xác định chính xác loại hình và quy mô rủi ro.
Báo cáo sử dụng nguồn dữ liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam và thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành gỗ.
Báo cáo được chia làm 4 phần chính. Phần 2 tập trung vào xuất khẩu, cập nhật thực trạng xuất khẩu đến hết Quý 3 năm 2019. Phần này cũng bao gồm một số thông tin về mặt hàng và thị trường rủi ro. Phần 3 tập trung vào nhập khẩu, ở các khía cạnh tương tự. Dựa trên thông tin trong phần 2 và 3, phần 4 tập trung thảo luận và đưa ra một số kiến nghị về chính sách, nhằm giảm thiểu các rủi ro được định dạng trong phần 2 và 3.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây.
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
- Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách
- Báo cáo: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019
- Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ Việt Nam
- Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng và chính sách
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu