Dự báo xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 3,5 triệu tấn viên nén đạt 412,98 triệu USD tăng trên 17% về giá trị so với năm trước đó. Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới, thị trường viên nén gỗ toàn dự kiến đạt 15,63 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 7,28% trong giai đoạn 2021-2026. Với nhu cầu gia tăng sử dụng năng lượng sạch trên toàn cầu, dự báo viên nén sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Việt Nam thị trường cung viên nén đứng thứ hai trên giới
Năm 2021, Việt Nam xuất trên 3,5 triệu tấn viên nén, đạt trên 412,98 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và 17,3% về giá trị so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 3 % tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ. Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực là Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với sự kiện các nước trên thế giới cam kết giảm lượng phát khí thải CO2 tại sự kiện COP26 vừa qua hiện Việt Nam đã vươn lên là thị trường cung viên nén thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ (đạt 1,05 tỷ USD).
Lượng và kim ngạch xuất khẩu viên nén giai đoạn 2017 – 2021
Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Các thị trường tiêu thụ viên nén chính của Việt Nam
Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường chính tiêu thụ viên nén của Việt Nam. Cả hai quốc gia này chiếm tới 99,8% lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong năm 2021. Một lượng rất nhỏ còn lại được xuất khẩu sang các thị trường khác như Kazakhstan, Trung Quốc,…
Năm 2021, Hàn Quốc nhập 1,96 triệu tấn viên nén từ Việt Nam, tương đương 212,04 triệu USD, giảm 0,9% về lượng nhưng tăng 9,6% về giá trị so với năm 2020. Việt Nam xuất khẩu viên nén sang thị trường này chiếm 56% lượng và 51,3% kim ngạch xuất khẩu.
Nhật Bản nhập 1,53 triệu tấn trong năm 2021, tương đương 200,11 triệu USD, tăng 26,1% về lượng và 27% về giá trị so với năm 2020. Xuất khẩu viên nén vào Nhật chiếm 43,8% về lượng và 48,5% về giá trị.
Lượng viên nén xuất khẩu sang 1 số thị trường chính năm 2019 –2021 (Tấn)
Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Giá xuất khẩu viên nén
Giá viên nén xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong năm 2021 tăng dần. Giá xuất sang thị trường Nhật Bản nằm trong khoảng từ 127 USD - 139 USD/tấn. Trong khí giá xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng cao, nếu những tháng đầu năm (tháng 1 -tháng 4) giá ở mức dưới 100 USD/tấn thì những tháng cuối năm mức giá đã trên 110 USD/tấn, cao nhất vào tháng 12/2021 ở trung bình 134 USD/tấn, cao hơn giá xuất vào Nhật Bản khoảng 2 USD/tấn.
Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng viên nén hàng tháng từ 2020 –2021 (USD/Tấn)
Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới, thị trường viên nén gỗ toàn dự kiến đạt 15,63 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 7,28% trong giai đoạn 2021-2026. Tại các thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và Châu Âu hiện nhu cầu ngày càng tăng đối với viên nén gỗ trong sản xuất năng lượng sạch. Cũng theo đánh giá của Hiệp hội này, viên nén gỗ có tiềm năng thay thế than trong các cơ sở sản xuất điện. Với sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây, viên nén gỗ đã được nâng cấp nhiệt cho phép viên nén gỗ hoạt động như một loại nhiên liệu có đặc tính như than đá. Hiện nay, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có số lượng nhà máy điện than nhiều nhất thế giới được kỳ vọng sẽ là cơ hội để thị trường viên nén phát triển trong thời gian tới và là cơ hội cho các nhà máy sản xuất viên nén tại Việt Nam.
Gỗ Việt
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á tăng 48,8% về trị giá trong năm 2021
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Canada tăng
- Thế giới chi kỷ lục 500 tỷ USD mua đồ gỗ nội thất, Việt Nam xuất được bao nhiêu?
- Năm 2022, doanh thu đồ nội thất toàn cầu dự kiến vượt 500 tỷ USD
- Giá gỗ xẻ mềm bắt đầu tăng vào đầu năm 2022
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD
- Ngành nội thất Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2022
- Thị trường đồ nội thất tùy chỉnh của Trung Quốc dự kiến đạt 473 tỷ NDT vào năm 2022
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu