Mỹ là thị trường cung cấp gỗ dương lớn nhất
Mỹ là thị trường cung cấp gỗ dương lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2022, chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 38,1 nghìn m3, trị giá 15,8 triệu USD, giảm 55,5% về lượng và giảm 47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ dương của Việt Nam tháng 5/2022 đạt 35,5 nghìn m³, trị giá 17,4 triệu USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 giảm 3,4% về lượng và tăng 14,9% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này đạt 130,7 nghìn m³, trị giá 63,4 triệu USD, giảm 18,8% về lượng và tăng 7,3% về trị giá so với năm 2021.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu gỗ dương của Việt Nam tháng 4/2022 đạt 27,6 nghìn m³, trị giá 13,6 triệu USD, tăng 41,6% về lượng và tăng 46,1% về trị giá so với tháng 3/2022; so với tháng 4/2021 giảm 17,0% về lượng và tăng 10,6% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này đạt 95,2 nghìn m³, trị giá 46,0 triệu USD, giảm 23,4% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê, gỗ dương xẻ nhập khẩu về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 đạt khối lượng 87,3 nghìn m³, trị giá 44,1 triệu USD, giảm 24,2% về lượng và tăng 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu gỗ dương loại tròn đạt 7,8 nghìn m³, trị giá 1,8 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
4 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu gỗ dương nguyên liệu của Việt Nam từ Mỹ và EU giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong khi đó, nhập khẩu từ Nga, Trung Quốc tăng. Cụ thể, nhập khẩu gỗ dương từ thị trường Mỹ chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 38,1 nghìn m³, trị giá 15,8 triệu USD, giảm 55,5% về lượng và giảm 47,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường EU đạt 8,7 nghìn m³, trị giá 2,7 triệu USD, giảm 14,3% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, nhập khẩu gỗ dương từ một số thị trường khác giảm so với cùng kỳ năm 2021 như; từ Hồng Kông giảm 27,9%; Ukraina giảm 56,5%; Canada giảm 42,4%...
Trái lại, nhập khẩu gỗ dương từ thị trường Nga tăng mạnh 105,9% về lượng và tăng 173,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 33,2 nghìn m³, trị giá 14,7 triệu USD, chiếm 34,9% tổng lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng 29,5% về lượng và tăng 123,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 12,8 nghìn m³, trị giá 11,8 triệu USD.
Giá nhập khẩu gỗ dương 4 tháng đầu năm 2022 đạt 483,4 USD/m³, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân gỗ dương từ thị trường Mỹ đạt 414,9 USD/m³, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2021; Nga đạt 442,1 USD/m³, tăng 32,9%; EU tăng 22,6%, lên 313,1 USD/m³.
Gỗ Việt
- Gỗ tồn đọng tại các cảng của Cameroon
- 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc giảm
- Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2022
- Ngành công nghiệp đồ nội thất sẵn sàng lắp ráp của châu Âu tăng trưởng mạnh
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới EU tăng nhẹ
- Doanh thu gỗ nội thất của Nga dự báo giảm ít nhất 50%
- Dự báo tiêu thụ gỗ ngoài trời tại EU tăng trưởng tích cực
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022
- Dự kiến sẽ bùng nổ nhu cầu đối với các sản phẩm gỗ của Malaysia
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm 31,8% về lượng
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh