Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới EU tăng nhẹ
4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU đạt 259,3 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường EU đạt 57 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU đạt 259,3 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Đồ nội thất bằng gỗ là nhóm hàng hàng chính xuất khẩu tới thị trường EU trong 3 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 82,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU, đạt 167,1 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 80,6 triệu USD, tăng 2,1%; tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 63,7 triệu USD, tăng 11%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 11,8 triệu USD, tăng 2%...
Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2022 còn một số mặt hàng khác trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường EU như: Gỗ, ván và ván sàn, đồ gỗ mỹ nghệ, khung gương xuất khẩu sang thị trường EU tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
EU là khu vực tiềm năng cho việc xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam. Đây là khu vực phát triển năng động với nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới, đứng sau Hoa Kỳ.
Theo số liệu thống kê từ Eurostat, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ EU trong năm 2021 đạt 22,7 tỷ Eur (tương đương 23,8 tỷ USD), tăng 19,4% so với năm 2020. Trong đó trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 492,4 triệu Eur (tương đương 517 triệu USD), tăng 14,7% so với năm 2020.
Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ và gỗ mỹ nghệ của Việt Nam, song xuất khẩu vào EU còn nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn chưa bứt phá, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của EU.
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chú ý, EU là thị trường đòi hỏi rất cao về thiết kế và đây là yếu tố hàng đầu để EU hợp tác với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường EU phải đặc biệt chú trọng đầu tư cho cơ sở sản xuất, nâng cao khả năng phát triển mẫu mã để theo kịp xu hướng của thị trường.
Xu hướng của thị trường EU là luôn thay đổi, một mặt hàng ít khi khách hàng EU sử dụng dài 2 - 3 năm. Do đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư đa dạng về chất lượng sản phẩm, quy chuẩn sản xuất; Thêm vào đó, yếu tố rất quan trọng mà hiện nay EU đang nhắm tới đó là nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm xuất khẩu phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ. Đặc biệt, nghiêm cấm sử dụng nguyên vật liệu có hại môi trường.
Hiện nay chi phí logistics, vận chuyển container từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác tăng quá cao, giá cước tàu biển tăng 5 - 7 lần so trước dịch Covid-19 đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để cải thiện vấn đề này, các nhà máy cần cải tiến trong sản phẩm để việc đóng gói, thiết kế đem lại lợi ích nhất.
Gỗ Việt
- Doanh thu gỗ nội thất của Nga dự báo giảm ít nhất 50%
- Dự báo tiêu thụ gỗ ngoài trời tại EU tăng trưởng tích cực
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022
- Dự kiến sẽ bùng nổ nhu cầu đối với các sản phẩm gỗ của Malaysia
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm 31,8% về lượng
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới thị trường Mỹ giảm mạnh
- Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam
- Thuế xuất khẩu gỗ của Nga dự kiến sẽ bằng 0%
- Tiêu thụ đồ nội thất sẵn sàng để lắp ráp (RTA) tại châu Âu tăng 20%
- Dự báo, xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Malaysia sẽ đạt 19 tỷ RM vào năm 2025
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu