Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới thị trường Mỹ giảm mạnh
Theo số liệu thống từ Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng đạt 94,8 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất văn phòng đều có kim ngạch giảm, chỉ có mặt hàng bàn học ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng tủ đạt 37,7 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp theo là mặt hàng bàn đạt 35,1 triệu USD, giảm 39,9%; bàn làm việc đạt 9 triệu USD, giảm 18,3%; kệ đạt 5,8 triệu USD giảm 20,9%...
Về thị trường xuất khẩu, trong 3 tháng đầu năm 2022, mặt hàng đồ nội thất văn phòng xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Mỹ, đạt 59,8 triệu USD, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 63,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng. Tiếp theo thị trường Nhật Bản đạt 15,9 triệu USD, giảm 14,3%; EU đạt 4,4 triệu USD, giảm 2,1%; Anh đạt 3,5 triệu USD, giảm 0,1%; Trung Quốc đạt 2,3 triệu USD, giảm 57,3%...
Theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), đồ nội thất văn phòng là phân khúc phát triển, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đồ nội thất trên thị trường thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực sản xuất chính, chiếm 52% thị phần sản xuất đồ nội thất văn phòng thế giới, tiếp theo là Bắc Mỹ chiếm 24%, châu Âu đứng thứ ba chiếm 19% tổng sản lượng trên toàn thế giới. Sau khi giảm 10% trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến năm 2021, sản xuất đồ nội thất văn phòng toàn cầu đạt 52 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020.
Sản xuất đồ nội thất văn phòng tập trung nhiều nhất ở 8 thị trường, chiếm khoảng 78% tổng sản lượng: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Canada, Italy và Ba Lan. Phân khúc đồ nội thất văn phòng có triển vọng rất khả quan, tuy nhiên sản xuất đồ nội thất văn phòng của Việt Nam chưa chú trọng vào phân khúc này.
Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp trên thị trường thế giới. Do đó, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Gỗ Việt
- Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam
- Thuế xuất khẩu gỗ của Nga dự kiến sẽ bằng 0%
- Tiêu thụ đồ nội thất sẵn sàng để lắp ráp (RTA) tại châu Âu tăng 20%
- Dự báo, xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Malaysia sẽ đạt 19 tỷ RM vào năm 2025
- Nhật Bản cấm nhập khẩu gỗ từ Nga từ ngày 19/4/2022
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm nhẹ
- Gần 500 tàu container bị tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc
- Anh áp thuế bổ sung 35% đối với gỗ từ Nga và Bêlarút
- 3 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu gỗ sồi giảm cả về lượng và trị giá
- Quý I/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU tăng 6,1%
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu