Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm nhẹ
Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero Covid”, trong khi các ca nhiễm liên tục gia tăng khiến quốc gia này phải thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm nhẹ trong quý đầu năm 2022.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 3/2022 đạt 155,1 triệu USD, tăng 14,3% so với tháng 3/2021. Trong quý I/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Trung Quốc đạt 353,2 triệu USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero Covid”, trong khi các ca nhiễm liên tục gia tăng khiến quốc gia này phải thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt. Trong đó có nhiều tỉnh/thành phố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Điều này làm gián đoạn sản xuất và thương mại tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng như đối với toàn cầu.
Việc Trung Quốc thực hiện phong tỏa các thành phố lớn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, trong đó có ngành gỗ. Hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều giảm trong 2 tháng đầu năm 2022, trừ mặt hàng gỗ, ván và ván sàn.
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng dăm gỗ đạt 166,4 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 82,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong khi đó, xuất khẩu gỗ, ván và ván sàn đạt 25,7 triệu USD, tăng 3,7%, chiếm 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là nhóm hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu bởi nhóm hàng này mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành gỗ, tuy nhiên kim ngạch chỉ chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 141,2 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Trung Quốc, sau EU nhưng chỉ chiếm 6,6% tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đây đều là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
Đáng chú ý, thị trường bất động sản Trung Quốc đang trên đà phục hồi khi Chính phủ nước này tiếp tục thực hiện việc nới lỏng các chính sách. Mức đầu tư bất động sản thương mại hàng năm ở Trung Quốc dự kiến sẽ vượt 300 tỷ NDT (tương đương 47,1 tỷ USD) vào năm 2022.
Năm 2021, tổng mức đầu tư bất động sản thương mại của Trung Quốc đã có sự phục hồi, với tổng khối lượng giao dịch tăng 33% so với năm 2020, đạt mức 273 tỷ NDT (tương đương 42,9 tỷ USD). Lĩnh vực bất động sản phát triển kéo theo nhu cầu lớn về đồ nội thất bằng gỗ tại thị trường Trung Quốc, do đó các doạnh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng thị phần tại thị trường này.
Gỗ Việt
- Gần 500 tàu container bị tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc
- Anh áp thuế bổ sung 35% đối với gỗ từ Nga và Bêlarút
- 3 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu gỗ sồi giảm cả về lượng và trị giá
- Quý I/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU tăng 6,1%
- EU dự kiến thiếu gỗ sau khi xung đột giữa Nga và Ucraina
- Mỹ xuất khẩu gỗ cứng tới Ấn Độ tăng mạnh trong năm 2021
- Quý I/2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm 36,2% về lượng
- Hoa Kỳ loại trừ 352 sản phẩm của Trung Quốc khỏi đánh thuế
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc tăng khá
- 11 nhóm sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu