Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc tăng khá
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong tháng 02/2022 đạt 48,4 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng 02/2021. Trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc đạt 153 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 01/2022, mặt hàng gỗ, ván và ván sàn là các mặt hàng xuất khẩu chính tới thị trường Hàn Quốc, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm 32,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Hàn Quốc, đạt 35 triệu USD, tăng 8,5% so với tháng 12/2021 và tăng 7,2% so với tháng 01/2021.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 tới thị trường Hàn Quốc trong tháng 01/2022, đạt 23,4 triệu USD, giảm 7,7% so với tháng 12/2021, giảm 4,3% so với tháng 01/2021.
Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang Hàn Quốc đều có kim ngạch giảm trong tháng 01/2022, trừ mặt hàng ghế khung gỗ và đồ nội thất nhà bếp. Trong đó, mức giảm mạnh nhất là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ đạt 5 triệu USD, giảm 33,3% so với tháng 12/2021 và giảm 12,9% so với tháng 01/2021.
Dăm gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ sang Hàn Quốc tăng rất mạnh trong tháng 02/2022, đạt 10,3 triệu USD, tăng 431,8% so với tháng 12/2021, tăng 337,8% so với tháng 01/2021.
Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ cần được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Hàn Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ với kim ngạch gần 1,2 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2017 - 2021 (theo nguồn Trung tâm Thương mại Quốc tế), nhưng trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 17,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam khai thác.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (Kita), trong 2 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc đạt 66 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu là từ thị trường Trung Quốc, với lượng chiếm 75,3% tổng lượng nhập khẩu. Tiếp theo là thị trường Việt Nam chiếm 15,9%, đạt 10,5 nghìn tấn, trị giá 33 triệu USD, giảm 24,5% về lượng và giảm 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc có nhiều cơ hội để đẩy mạnh, trước hết là dư địa thị trường còn lớn, tiếp theo là việc tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Hàn Quốc cũng thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng sang thị trường này trong năm 2022 bị hạn chế bởi chi phí vận chuyển, chi phí hàng hoá tăng, sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina xảy ra, điều này khiến doanh nghiệp ngành gỗ gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2022 sẽ chỉ đạt 2,1%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường do xuất khẩu tăng trưởng chậm lại và nhu cầu trong nước cũng chưa hồi phục hoàn toàn.
Gỗ Việt
- 11 nhóm sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Năm 2022, triển vọng ngành gỗ của Brazil rất tích cực
- Thái Lan quyết định giảm và miễn thuế đối với một số chủng loại gỗ xuất khẩu
- FSC dừng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ FSC tại Nga và Belarus
- Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc từ Việt Nam còn thấp
- 99% thương mại gỗ và giấy của New Zealand với Trung Quốc sẽ được miễn thuế khi FTA mới được thực thi
- Dự báo xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á tăng 48,8% về trị giá trong năm 2021
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh