Ngành gỗ Việt Nam: Hướng tới lối sống xanh
Hiện nay, ngành gỗ Việt Nam đang có lợi thế vô cùng lớn, đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã dịch chuyển sản xuất gỗ sang Việt Nam. Trong khi đó, hai hiệp định thương mại tự do lớn là EVFTA VÀ CPTPP sẽ được thực thi trong năm 2019 tạo ra sự cộng hưởng lớn với ngành gỗ.
Hiện tại, sản phẩm gỗ Made in Viet Nam được hưởng thuế suất rất tốt từ các thị trường trong hai khối này. Các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ nhìn ra lợi thế đó, đồng thời, nếu dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, họ còn tiếp cận được với cả thị trường Đông Nam Á rộng lớn, vì Việt Nam là cửa ngõ của khu vực, và nước nào muốn tiếp cận thị trường Đông Nam Á thì Việt Nam là cánh cửa tốt nhất với họ. Đi vào bản chất vấn đề, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang hướng tới việc sử dụng gỗ nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng nhập khẩu. Theo ông Trần Việt Tiến - Ủy viên thường vụ Hawa, năm nay, hiệp hội đang bắt đầu tuyên truyền làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam trước tiên phải đảm bảo được thị trường nội địa. Xét riêng trong ngành tiêu dùng gần đây, các công ty phân phối Thái Lan chiếm thị phần rất lớn, nên doanh nghiệp Việt Nam phải mở rộng kênh phân phối để cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường đồ gỗ nội thất.
Và để làm được điều đó, Hawa hướng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ hướng tới lối sống xanh, xoay quanh các giá trị cốt lõi về sản xuất, thiết kế, thương mại. Cộng hưởng với lợi thế về thương mại từ các hiệp định tự do Việt Nam đã tham gia, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm được thị trường nội địa, mở rộng xuất khẩu và giúp Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới. Hiện tại, ngành gỗ đang sản xuất ra các sản phẩm có trị giá cao, nhưng thị trường thương mại, phân phối và thương hiệu còn giá trị hơn gấp 4 lần. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ tạo ra cơ hội để ngành gỗ Việt Nam phân phối tới các thị trường như Mỹ hay châu Âu lớn hơn. Việt Nam đang có lợi thế quá lớn vào thời điểm này để biến ý tưởng đó thành hiện thực, chúng ta có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ, và đó là cơ hội để ngành gom nguồn lực, hội tụ tại Việt Nam, xây dựng hình ảnh dựa trên chất lượng sản phẩm, thiết kế ấn tượng, thân thiện với môi trường. “Nếu bạn có thiết kế, chúng tôi là nghệ nhân”, đó là cách để thu hút các nhà sản xuất lớn trên thế giới cộng tác với các doanh nghiệp Việt Nam, và những quốc gia có thiết kế đẹp, phải tìm đến nơi sản xuất đẹp. Và từ đó, xây dựng thương hiệu quốc gia, đúng như ý tưởng của Thủ tướng trong một hội nghị gần đây của ngành.
GV - 107
- Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa
- Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
- Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
- 3.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC
- Để thu được nhiều hơn từ chuỗi giá trị ngành gỗ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu