PEFC TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ NGÀNH GỖ VIỆT NAM
Nhiều năm qua, Chương trình Hỗ trợ Chứng chỉ Rừng (PEFC) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) đã hợp tác cùng nhau để tăng cường tính bền vững của rừng Việt Nam và đảm bảo nguồn tài nguyên bền vững cho ngành gỗ và giấy.
Năm 2016, PEFC đã khai trương một bộ phận hỗ trợ tại văn phòng hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố hồ Chí minh (haWa) nhằm hỗ trợ các công ty và các hiệp hội tốt hơn khi họ thực hiện chứng nhận. hiện nay, PEFC đã bổ nhiệm ông Võ Trung Kiên, Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, là người chịu trách nhiệm điều hành Văn phòng hỗ trợ PEFC. Ông Kiên có bằng cử nhân về Khoa học Nông nghiệp tại Đại học ở Việt Nam và bằng thạc Sĩ về khôi phục sinh thái và lâm nghiệp tại Đại học Yeungnam, hàn Quốc.
Việc bổ nhiệm này nhằm tăng cường các hoạt động tiếp theo của PEFC với các nhà sản xuất lâm nghiệp và các nhà chế biến gỗ của Việt Nam trong việc sử dụng Chứng nhận Quản trị Rừng và Chuỗi hành trình sản phẩm để cung cấp tài liệu Chứng nhận của PEFC và các nguồn nguyên liệu được kiểm soát PEFC từ rừng trồng và rừng tự nhiên giàu có của đất nước. Các hoạt động sắp tới bao gồm tổ chức hội thảo cho một số nhà xuất khẩu gỗ lớn nhất ở Việt Nam để họ có thể cung cấp các sản phẩm thông qua chuỗi hành trình sản phẩm PEFC và duy trì sự tiếp cận thị trường ở Trung Quốc.
Với một Chính phủ cam kết, Việt Nam đang tiến tới xây dựng hệ thống chứng nhận rừng quốc gia phù hợp với các yêu cầu quốc tế của PEFC. Năm ngoái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (maRD) đã công bố Quyết định số 38 về Quản lý Rừng Bền vững và Chứng nhận Rừng. Các tác động tiềm tàng của việc này sẽ được thảo luận trong các bài báo trong tương lai. Bộ phận hỗ trợ PEFC sẽ hợp tác chặt chẽ với VaFS để kết nối ngành và chính phủ để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của họ đối với lâm nghiệp bền vững và ngành chế biến gỗ.
Tại Viện VaFS miền Nam và Viện Khoa hoạc Lâm nghiệp, ông Kiên đã tham gia thiết lập Dự án trồng cây xanh tại Bình Thuận và Ninh Thuận, Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về lâm nghiệp và cũng đã làm việc với rất nhiều các nhà khoa học lâm nghiệp, ông có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, truyền thông, công nghệ thông tin và các kỹ năng giải quyết vấn đề cho PEFC. Cùng với kiến thức và mạng lưới về kỹ thuật lâm nghiệp, ông Kiên cũng được đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO 900, 1900 và chuỗi hành trình sản phẩm PEFC.
GỖ VIỆT số 89
- Nghệ thuật trồng cây nhờ công nghệ
- SƠN TĨNH ĐIỆN: CUỘC CÁCH MẠNG VỚI ĐỒ GỖ
- FLEGT thúc đẩy xã hội dân sự tự giúp mình
- Huy động rừng: Mở ra tiềm năng cho năng lượng gỗ Châu Âu
- Chất lượng keo dán gỗ cần được kiểm soát chặt chẽ hơn
- Công nghệ gỗ mới: Những hi vọng mới cho kiến trúc gỗ
- Các tòa nhà chọc trời bằng gỗ: Xu hướng xây dựng tương lai
- Vị Tiến Sĩ: Trót mê cây đàn hương
- Kinh tế Việt Nam năm 2017: Nhiều tín hiệu lạc quan
- 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2016
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu