Kinh tế Việt Nam năm 2017: Nhiều tín hiệu lạc quan
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn được các chuyên gia và tổ chức nước ngoài đánh giá cao trong khả năng phát triển trong năm 2017.
Theo Tạp chí Forbes, dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2017 dựa trên những yếu tố về cơ hội đầu tư hay khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh. Còn theo phân tích của các chuyên gia của HSBC, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 đều đặn trong từng quý và có nhiều tín hiệu lạc quan.
TĂNG TRƯỞNG NHỜ CHÍNH SÁCH
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã truyền một thông điệp đủ mạnh mẽ, đủ quyết liệt về những nỗ lực cải cách của Chính phủ, đã tạo thêm được niềm tin, sự hứng khởi nhất định đối với thị trường và công chúng. Một biểu hiện nữa là việc lần đầu tiên có trên 110.000 doanh nghiệp mới đăng ký, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có niềm tin lớn hơn vào môi trường kinh doanh, niềm tin ấy phần nào đã được Chính phủ thể hiện qua nỗ lực lành mạnh hóa môi trường kinh doanh gắn với Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35.
Bên cạnh đó, nhiều việc bức xúc cụ thể cũng đã được Chính phủ chỉ đạo giải quyết quyết liệt, đồng thời xắn tay vào thực hiện, bước đầu có những kết quả tích cực. Điều này cùng với thông điệp thị trường đã tác động cộng hưởng cho niềm tin của thị trường.
Điều này cũng giống như dự báo của Tạp chí Forbes khi cho rằng, Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, khi chúng ta thực hiện nhiều cải cách dựa trên thông điệp Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động. Mặt khác, các nhà đầu tư đang hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan thấp thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Một vài doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi thuế hấp dẫn từ chính phủ. Bên cạnh đó, trong năm 2016, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều cải cách trong Luật đầu tư giúp các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện thủ tục một cách đơn giản và nhanh chóng hơn.
Và năm 2017 mới thực sự là năm Việt Nam bắt đầu “hưởng thành quả từ việc xây dựng được một hệ thống thủ tục doanh nghiệp thân thiện hơn và mang tính cạnh tranh hơn. Điều này sẽ giúp thu hút thêm FDI và đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm gia công sản xuất lớn trên thế giới”, Oscar Mussons, cố vấn kinh doanh quốc tế, công ty tư vấn Dezan Shira & Associates nhận định.
Còn ông Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và Dự báo thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 sẽ khởi sắc hơn. Theo ông, các dư địa từ tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được Chính phủ quyết liệt chỉ đạo thực hiện trong năm 2016 sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn trong năm 2017. NCIF đã đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2017. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức 6,44%, lạm phát khoảng 5%, trên cơ sở hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện; vốn đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục duy trì, tăng 7%... Còn kịch bản thứ hai là tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức 6,72%, lạm phát ở mức 6%, nhờ tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng kinh tế thông qua hội nhập, cơ cấu và quy mô nền kinh tế có cải thiện tích cực hơn.
NHỜ SỰ CHỦ ĐỘNG
Nếu TPP không được chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt, sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Việt Nam, khi chúng ta vẫn là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do khác trên toàn cầu, bao gồm các hiệp định chung với các đầu tàu kinh tế như Trung Quốc và Nhật Bản. Và Việt Nam vẫn có thể cùng các thành viên TPP xây dựng một hiệp định tương tự nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê chuẩn. Các hiệp định thương mại đàm phán thành công sẽ đem lại cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam, không chỉ là đầu tư mới, mà cả mở rộng các dự án đầu tư sẵn có.
Trong khi đó, theo Forbes, sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam, đạt 25% năm 2015, so với chỉ 5% năm 2010. Và xu hướng này sẽ còn được đẩy mạnh trong năm 2017, khi các khoản đầu tư từ Hon Hai Precision, Intel hay Samsung sẽ là lực đẩy cho sự chuyển dịch này.
Còn các chuyên gia kinh tế của NCIF đánh giá, có rất nhiều yếu tố có thể khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp như sự cải thiện về môi trường kinh doanh; nhiều chính sách cải cách quan trọng được thực thi khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đi vào cuộc sống; lạm phát thấp góp phần ổn định chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới và sự phục hồi của thị trường bất động sản, NCIF nhận định năm 2017 sẽ là thời điểm hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp có khả năng phát triển mạnh khi các nhà đầu tư, các tập đoàn bán lẻ từ Thái Lan, Singapore đang có xu hướng tăng mạnh hoạt động ở Việt Nam.
GỖ VIỆT số 86
CẨM LÊ
- 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2016
- Từ Marrakesh đến Bali: Phương thức tiếp cận cảnh quan như thế nào trong thực tế?
- NƠI QUY TỤ THÀNH VIÊN TOÀN CẦU NGHÀNH GỖ CỨNG
- Toà Thuỵ Điển phán quyết hồ sơ gỗ MyanMar không phù hợp với các nhà nhập khẩu Châu Âu
- Tấm vé Thông hành “CHUẨN” cho xuất khẩu gỗ tới EU
- Quy định mới của CITES về chống kinh doanh bất hợp pháp gỗ quý
- Hinoki Gỗ pơ mu Nhật Bản đã có mặt tại chợ Gỗ Tây TAVICO
- Chủ động nguồn nguyên liệu gỗ
- FLEGT: INDONESIA và EU tìm thấy tiếng nói chung
- Từ hồi ức LUÂN ĐÔN hướng đến tương lai
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu