Toà Thuỵ Điển phán quyết hồ sơ gỗ MyanMar không phù hợp với các nhà nhập khẩu Châu Âu

01/12/2016 11:27
Toà Thuỵ Điển phán quyết hồ sơ gỗ MyanMar không phù hợp với các nhà nhập khẩu Châu Âu

Ngày 15-11-2016 tại Jönköping, Thụy Điển - Tòa hành chính Thụy Điển hôm nay xác nhận đã ra một phán quyết rằng giấy chứng nhận do Liên đoàn các đơn vị kinh doanh lâm sản Myanmar (MFPMF) cấp không đủ bằng chứng chứng minh một lô hàng gỗ teak nhập khẩu vào Thụy Điển được khai thác hợp pháp

 Quyết định chứng minh phán quyết đưa ra vào ngày 7/10 cho rằng công ty nhập khẩu gỗ teak thông qua một thương gia Singapore đã vi phạm Quy chế gỗ châu Âu (EUTR), luật năm 2013 yêu cầu việc các công ty chịu trách nhiệm về rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ khai thác bất hợp pháp vào EU. Công ty này đã bị phạt 17,000 kronor Thuỵ Điển (tương đương 1.700 USD) và đã thông báo với đơn vị thực thi EUTR của Thụy Điển về việc sẽ không còn nguồn gỗ từ Myanmar. Phán quyết của Tòa án sau gần 1 năm huấn thị từ chính quyền Thụy Điển và đơn kháng cáo của công ty. 
 Jade Saunders, một nhà phân tích chính sách của tổ chức Forest Trends, người thường xuyên làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật tại châu Âu và Mỹ cho biết, “đây là trường hợp đầu tiên mà Tòa án xác định chứng chỉ do MFPMF cấp không đảm bảo tính hợp pháp; vụ việc này có thể được sử dụng khi hướng dẫn các tòa khác trong EU khi chịu trách nhiệm đánh giá xem các công toà châu Âu đã tuân thủ Quy chế gỗ châu Âu chưa”. “Các vụ liên quan đến gỗ teak Myanmar đang được các cơ quan chức năng tại các nước châu Âu điều tra, chúng tôi mong muốn sớm biết được kết quả”. 
 Những người mua các sản phẩm gỗ Myanmar thường sử dụng “Thư mục xanh” (“the Green Folder”) để chứng minh việc mua hàng của họ tuân thủ luật lâm sản của Myanmar. Thư mục do MFPMF biên soạn bao gồm các giấy phép do Doanh nghiệp gỗ Myanmar (MTE), đơn vị duy nhất chính thức bán gỗ khai thác Myanmar cùng với các tài liệu chính thống khác. 
 Tuy nhiên, các tòa án Thuỵ Điển đã phán quyết cho rằng những tài liệu này không đủ chứng minh các rủi ro đáng kể gây ra do tính bất hợp pháp. Đặc biệt, điều này chứng tỏ phát hiện ban đầu của EUTR Thuỵ Điển về các tài liệu chứng minh của MTE không cung cấp các thông tin quan trọng về nguồn gốc của gỗ, công ty khai thác gỗ liên quan và việc tuân thủ luật lâm nghiệp Myanmar – tất cả tài liệu này đều cần thiết để xác định sản phẩm nào là hợp pháp. Trong khi các khu vực rừng khai thác gỗ được xác định trong thư mục, tài liệu rõ ràng theo chuỗi cung ứng gỗ từ điểm xuất khẩu quay trở lại rừng khai thác đều đang thiếu hụt.
 Mặc dù các sản phẩm gỗ của Myanmar chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Điển theo quy chế châu Âu, nhưng các công ty nên xem xét liệu có rủi ro lớn khi chuỗi cung ứng bao gồm gỗ bất hợp pháp thông qua việc đánh giá tỷ lệ khai thác gỗ bất hợp pháp tại nước có nguồn gỗ, khả năng tiếp cận các thông tin chính thống và/hoặc có sự hiện diện của xung đột vũ trang. Theo Hướng dẫn được công bố hồi đầu năm nay của Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã chỉ đạo các công ty và các quan chức thực thi pháp luật xem xét tình trạng tham nhũng cấp quốc gia. 
 Khi nguồn gỗ từ các nước vướng phải vấn đề này, các nhà nhập khẩu phải có biện pháp giảm thiểu nguy cơ bất hợp pháp xuống mức không đáng kể bằng việc có tài liệu đầy đủ về chuỗi cung ứng và đánh giá tất cả các rủi ro liên quan đến nó. 
HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC: KẾT NỐI VIỆC NGỪNG KHAI THÁC GỖ  TẠI MYANMAR ĐỂ CẢI CÁCH
 Tháng 8/2016, Chính phủ Myanmar đã áp đặt lệnh cấm khai thác gỗ trên toàn quốc, chính phủ đã công nhận thiệt hại đối với các khu rừng từ việc khai thác quá đà trong nhiều thập kỷ qua. Việc tạm dừng này mang lại không gian dễ thở cho các khu rừng Myanmar. Tuy nhiên hiện nay, lệnh cấm chỉ là tạm thời và sẽ kết thúc vào 3/2017 đối với hầu hết các khu rừng của quốc gia này. Kinh nghiệm tại các nước khác cho thấy lệnh cấm khai thác gỗ này cho kết quả không đáng kể. 
 Tổ chức Forest Trends, một tổ chức phi lợi nhuận luôn theo sát diễn biến các khu rừng trên toàn cầu kiến nghị chính phủ Myanmar thông qua các chính sách doanh nghiệp để cải cách ngành lâm nghiệp và mở rộng chính sách trồng rừng của quốc gia. Tổ chức này gợi ý rằng việc khai thác gỗ chỉ nên tiếp tục khi các khu rừng đã phuc hồi hoàn toàn và chỉ khi các tổ chức liên quan áp dụng hệ thống đảm bảo quản lý rừng hợp pháp, bền vững và có thể kiểm chứng. Nếu không có cải cách như vậy, lệnh cấm hiện tại sẽ chỉ là việc “ngừng tạm thời” đối với các vấn đề về gỗ của Myanmar, chứ không phải là giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề đó.
 Ngoài ra, như trường hợp tòa án Thụy Điển thấy rằng, nếu Myanmar muốn tiếp tục tiếp cận các thị trường gỗ châu Âu với trị giá gần 50 triệu Euro (tương đương 1,150 tỷ VNĐ) từ năm 2012 – 2015, thì những cải cách này cũng phải bao gồm việc minh bạch 
chuỗi cung ứng, người mua châu Âu tiếp cận chứng cứ đáng tin cậy về việc tuân thủ EUTR.
 Theo ông Barber Cho, Thư ký Ủy ban chứng chỉ rừng Myanmar (MFCC), một cơ quan liên kết với chính phủ phát triển hệ thống chứng minh rằng gỗ xuất khẩu của Myanmar là hợp pháp với nhận định sau:
 “MTE đang cải tiến các hệ thống dữ liệu để thông tin về truy xuất nguồn gốc gỗ trở nên dễ tiếp cận hơn. Sau lệnh cấm khai thác gỗ hiện nay của Myanmar, tất cả việc khai thác gỗ sẽ thuộc về trách nhiệm duy nhất của MTE, vì thế sẽ không có bất kỳ câu hỏi nào về ai có quyền khai thác gỗ. Trong khi đó, MFCC với sự hỗ trợ của FaO và châu Âu đang trao đổi về việc cải thiện các hệ thống xác nhận với mục đích cung cấp bằng chứng rõ ràng hơn cho việc xuất khẩu gỗ hợp pháp”.