PEFC VIỆT NAM: Cách tiếp cận sáng tạo mới

27/09/2016 16:48
PEFC VIỆT NAM: Cách tiếp cận sáng tạo mới

 Sản phẩm gỗ có kiểm soát đã và đang trở thành xu hướng tiêu thụ chính của người tiêu dùng trên thế giới. Với tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng lớn đạt 6,91 tỉ USD vào năm 2015 và dự kiến là 7,6 tỉ USD trong năm 2016. Nên Việt Nam đã và đang chú trọng tới việc đánh giá và cấp chứng chỉ trong quốc gia ở cả rừng tự nhiên và rừng trồng. 

 Tại Hội thảo Vai trò của Liên minh hợp tác xã trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cuối tháng 8 vừa rồi, các chuyên gia đánh giá rằng, với tổng diện tích rừng trồng đạt trên 34 triệu ha, tới tháng 8/2016 tổng diện tích được cấp chỉ ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu thực tế, và nhu cầu sử dụng của ngành gỗ Việt Nam.
PHÁT TRIỂN RỘNG PEFC
 
Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang sử dụng hai hệ thống chứng chỉ của FSC và PEFC. Nếu như FSC đã bắt đầu được phát triển tương đối có bài bản ở các hộ trồng rừng trên cả nước, thì PEFC, dù đã thúc đẩy các hoạt động ở Việt Nam từ năm 2013, nhưng việc tiếp cận và tiêu chí đánh giá vẫn còn đơn giản, dù các nguyên tắc của nó cũng bắt đầu từ các hộ trồng rừng. 
 Ông Richard Laity - Tư vấn về phát triển dự án tại Khu vực Đông Nam Á cho biết, đã có 43 nước tham gia PEFC ở khắp các châu lục. Tại châu Á,  Trung quốc có 4 triệu ha được cấp chứng chỉ PEFC, Indonesia đã có rừng được cấp chứng chỉ, còn các nước như Thái Lan, Việt Nam, Philipines đang xây dựng quy chuẩn pháp luật để thúc đẩy cấp chứng chỉ PEFC. 
 PEFC có hai dạng chứng nhận:  PEFC/ Coc: theo hành trình sản phẩm (từ trồng rừng tới sản phẩm), ngoài ra còn có PEFC/Fm: chỉ cấp chứng chỉ cho rừng (theo nhóm hộ,..). Đối với Việt Nam, rừng thường phân nhỏ do vậy việc cấp chứng chỉ theo nhóm là mục tiêu chính của PEFC. Hiện PEFC đang tìm hiểu và sẽ có hoạt động điều tra nhu cầu về này, thông qua sự kết hợp với Liên minh hợp tác xã, để thử nghiệm hệ thống kiểm soát CoC và Fm.  Ngoài ra, còn kết hợp với VAFS cho các hoạt động cấp chứng chỉ rừng mang tính quốc gia, cũng như hỗ trợ HAWA trong thực hiện đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm. 
 Theo ông Hoàng Thanh Hà - Trường Đại học Nông Lâm Huế, cho biết áp dụng chứng chỉ rừng đang là thách thức đối với các hộ trồng rừng tại Việt Nam. Hiện tại ở Việt Nam có 6 bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chứng chỉ của BV, SgS, gFA, FSCVN (9c), theo thông tư 38 và PEFC, theo sau các tiêu chuẩn là các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số để đánh giá. FSC VN (9C) với 10 nguyên tắc; 56 tiêu chí và 161 chỉ số, đánh giá cấp chứng chỉ theo BV có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và 223 chỉ số, hiện tại đối với PEFC để cấp chứng chỉ, việc đánh giá dựa trên 7 nguyên tắc, 66 tiêu chí và các số đánh giá hiện đang trong quá trình hợp tác và xây dựng với VAFS. 
Với trên 3 triệu hộ gia đình trồng rừng với diện tích trồng rừng phân tán nhỏ. Để cấp chứng chỉ nhóm hộ gia đình là cần thiết nhưng tương đối khó.  Vì tổ chức nào cho hộ trồng rừng tham gia vào để làm chứng chỉ, và đơn vị nào giữ chứng chỉ, tổ chức nào đứng ra làm đại diện cho người dân trồng rừng làm chứng chỉ? Đó là những câu hỏi cần trả lời trước tiên. 
 Nhìn rộng ra, trên thế giới 60% diện tích rừng trên thế giới do PEFC xác nhận với khoảng 191 triệu ha, trong đó, có 1418 chứng chỉ FSC - SFm được cấp ở 82 quốc gia ở 5 châu lục. Việt Nam có 20 chứng chỉ được cấp bởi tổ chức này. Đối với FSC - CoC đến tháng 8/2016 Việt Nam có 498 chứng chỉ. Đối với  PEFC/CoC,  Việt Nam có 3 chứng chỉ được cấp bởi tổ chức này.
NHỮNG BÀI HỌC THỰC TẾ
 
Hiện nay ở Việt Nam, có vài mô hình liên kết làm chứng chỉ đã tạo ra được nguồn nguyên liệu hợp pháp và đáp ứng được phần nào nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Chẳng hạn, mô hình chứng chỉ của  dự án WB3: làm thí điểm tại Quảng Nam, Thừa thiên Huế,... với diện tích 778 ha, đơn vị nắm giữ chứng chỉ là chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp. mô hình nhóm hộ có chứng chỉ rừng ở Quảng Trị, do WWF hỗ trợ,  bắt đầu đánh giá để cấp chứng chỉ từ năm 2007, với 150 hộ tham gia với tổng diện tích là 350 ha. Tới năm 2010 có 316 ha và 118 hộ được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ do Chi cục lâm nghiệp nắm giữ. Tuy nhiên mô hình này hiện nay cũng phát sinh những khó khăn nhất định, khi vận hành với 175 người tham gia vào công tác quản lý. 
 Theo ông Vũ Tấn Phương - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, với cách tiếp cận từ người trồng rừng của PEFC, sẽ phù hợp với Quy định về quản lý rừng bền vững và xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được ban hành theo quyết định số 83/BNN – TCLN, nên việc lựa chọn PEFC hợp tác và xây dựng hệ thống chứng chỉ quốc gia trong thời gian tới là cần thiết.
 Tiến trình xây dựng hệ thống này được chia làm 3 giai đoạn. giai đoạn một từ 2016 – 2017, thiết lập CFCC; bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và các hướng dẫn; là thành viên của PEFC; nâng cao năng lực, xây dựng các dự án điểm. Từ 2018 – 2020, thúc đẩy và phát triển thị trường, nâng cao năng lực. Sau 2020 bắt đầu vận hành hệ thống trên phạm vi quốc gia về QLRBV và cấp CCR, quản lý chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật và quảng bá thương hiệu. 
 Việc sử dụng mô hình này áp dụng đối với HTX lâm nghiệp trong việc đánh giá/cấp chứng chỉ rừng sẽ có những thuận lợi nhất định khi luật pháp hiện hành cho phép, với hệ thống HTX trải rộng trên cả nước sử dụng được cấu trúc vững chắc có sẵn từ trung ương đến địa phương.  Sử dụng được nguồn nhân lực sẵn có của hệ thống này, hơn nữa HTX cung cấp dịch vụ lâm nghiệp sẽ được sự khuyến khích của thành viên và có thể mang lại lợi nhuận khi cung cấp dịch vụ này.  Tuy nhiên cũng có khó khăn nhất định khi trong hệ thống này lại thiếu kiến thức về quản lý, lưu trữ hồ sơ, kinh phí vận hành, kinh phí ban đầu để đánh giá cấp CCR cao.
GỖ VIỆT số 82
CẨM LÊ