Hội nghị thường niên lần thứ 21 của AHEC tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Việt Nam là thị trường trọng tâm của AHEC
Trong 5 năm qua, Việt Nam đang là nhà nhập khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ lớn thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc. Đó là nhận định của ông Dave Bramlage, chuyên gia đến từ AHEC, tại hội nghị kéo dài 3 ngày của đơn vị về các vấn đề như thị trường tiêu thụ, thương mại, sản xuất, khả năng cung cấp nguyên liệu và cả ứng dụng thiết kế gỗ cứng trong kiến trúc và đồ nội, ngoại thất. Đây không phải là điều quá bất ngờ, vì trong suốt thời gian qua, AHEC đã có chiến lược cụ thể để khai thác trị trường được coi là giàu tiềm năng bậc nhất khu vực Đông Nam Á này.
Việt Nam dần trở thành một trong những nước đi đầu trong nhập khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ, sau tốp 10 nước hàng đầu thế giới như Bỉ, Nga… Cũng trong hội nghị lần này, ông Micheal Snow nhấn mạnh đến việc sử dụng công nghệ trong chế biến sản xuất đồ gỗ, và AHEC là một trong những hiệp hội đi đầu trong việc thúc đẩy sử dụng công nghệ mới nhất vào việc chế biến gỗ. Theo ông Snow, đó là cách để giảm tác hại của sản phẩm tới môi trường, nâng cao sức khỏe người tiêu dùng trên toàn thế giới, cũng như khuyến khích các nhà sản xuất tái chế các sản phẩm từ gỗ.
Hoa Kỳ là một trong những nước đang yêu cầu các nhà sản xuất áp dụng khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp gỗ nước này, không chỉ trong ngành nói riêng mà còn ở các ngành khác như kiến trúc hay xây dựng, đặc biệt là xây dựng càng được chú trọng hơn nhiều. Nhất là đối với các sản phẩm từ gỗ nhiệt đới, mà việc khai thác và sử dụng đang bị coi là đáng báo động vì sự lãng phí.
Trong hội nghị lần này, ông David Bowe, thành viên AHEC có bài phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, sự bền vững và nguồn nguyên liệu gỗ cứng dồi dào của nước Mỹ với 310 triệu ha rừng. Theo ông, lợi thế của AHEC chính là việc khai thác nguồn gỗ hợp pháp từ các chủ rừng, các nhà sản xuất gỗ với khối lượng lớn, chiếm đến hơn gần 40% trữ lượng gỗ tại nước này, (so với 9% diện tích rừng do chính phủ Mỹ quản lý). Đây là cơ sở để AHEC tự tin phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực châu Á nói chúng và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
Trong hội nghị lần này, ông David Bowe, thành viên AHEC có bài phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, sự bền vững và nguồn nguyên liệu gỗ cứng dồi dào của nước Mỹ với 310 triệu ha rừng. Theo ông, lợi thế của AHEC chính là việc khai thác nguồn gỗ hợp pháp từ các chủ rừng, các nhà sản xuất gỗ với khối lượng lớn, chiếm đến hơn gần 40% trữ lượng gỗ tại nước này, (so với 9% diện tích rừng do chính phủ Mỹ quản lý). Đây là cơ sở để AHEC tự tin phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực châu Á nói chúng và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
GỖ VIỆT số 78
- Khôi phục rừngTây Nguyên: Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng
- Gỗ tái chế: Chìa khoá sinh thái cho xây dựng
- Quy chế gỗ châu Âu bắt đầu được thắt chặt
- Hiệp hội nội thất Indonesia (AMKRI) rút khỏi hỗ trợ EUTR
- Tiêu chuẩn LEED trong xây dựng xanh: Đưa gỗ vào cuộc sống
- Một năm nhìn lại: Ngành công nghiệp chế biến gỗ lo ngại gì?
- Việt Nam đã sẵn sàng thực thi REDD+: Sắp tham gia thị trường tín chỉ các bon
- Phân quyền trong Lâm nghiệp: Xu hướng trên thế giới và thực tế tại Việt Nam
- Ứng dụng gỗ cứng Hoa Kỳ trong kiến trúc: Tìm sự đồng điệu ở Việt Nam
- Chế biến dăm gỗ tăng mạnh
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu