Ứng dụng gỗ cứng Hoa Kỳ trong kiến trúc: Tìm sự đồng điệu ở Việt Nam
Trong năm 2014, xuất khẩu gỗ cứng của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã vượt ngưỡng 238 triệu đô la. Một lượng lớn được dùng chế tạo đồ đạc. Tuy nhiên, việc sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ trong ngành trang trí nội thất và xây dựng ngày càng được quan tâm ở Việt Nam.
Đó là lý do, để hội đồng xuất khẩu gỗ cứng hoa kỳ (AHEC) hi vọng, các nhà phân phối, kiến trúc sư và nhà thiết kế thấy được tiềm năng trong thiết kế và các xu hướng của thị trường cũng như những ứng dụng thành công nổi bật trong các dự án thiết kế bền vững trên toàn cầu.
Đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt nam là ông David Dries, Lãnh sự Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt nam, ông cho biết, sự hợp tác giữa Việt nam và Hoa Kỳ tạo ra mô hình hai bên cùng thắng. Thực tế, xuất khẩu đồ gỗ của Việt nam tới mỹ ngày càng tăng trong những năm qua. Cũng như khối lượng xuất khẩu gỗ cứng sang Việt nam đang giúp Mỹ gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực Đông Nam Á.
Đồng tình với nhận định này là Ông Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch hội kiến trúc sư Việt nam, ông lý giải sự thành công của mỹ, chính là do chất lượng gỗ cứng đem lại sự hài lòng cho các nhà nhập khẩu của Việt nam. Họ không chỉ được lựa chọn những loại gỗ tốt, đảm bảo chất lượng mà còn có các loại gỗ với vân sắc cũng vô cùng phong phú, rất phù hợp để thiết kế nội thất cao cấp và hiện đại. Thực tế, đây cũng là xu hướng thiết kế chính của các nhà thiết kế Việt nam, họ mong muốn hướng đến sự sang trọng và lịch lãm trong mỗi sản phẩm của mình.
Ông Tom Inman chủ tịch của Appalachian Hardwood Manufacturers cho biết, gỗ cứng và gỗ mềm hoa kỳ luôn đảm bảo nguồn cung ổn định cho việc sản xuất, thiết kế và xây dựng trên toàn cầu. Mỹ có 730 triệu ha rừng che phủ trên cả nước, mật độ che phủ dày, rừng được sở hữu bởi tư nhân là chủ yếu, chiếm tới 72%, 10% là khối công sở hữu và rừng quốc gia là 9% do chính phủ Hoa kỳ sở hữu (công viên khu vực công cộng), 9% là thuộc sở hữu của ngành công nghiệp.
Độ che phủ rừng ngày càng tăng, trữ lượng gỗ cứng khai thác chỉ bằng 1/2 lượng gỗ có thể cung cấp, đó chính là điểm mạnh của các nhà xuất khẩu Mỹ. Điều đó cho thấy tính bền vững về việc quản lý về nguồn cung gỗ cứng Hoa Kỳ. Tương lai gỗ cứng Hoa Kỳ luôn mang tính ổn định và bền vững cao với cách thức quản lý rừng bền vững, cơ sở hạ tầng sẵn có bên cạnh đó là việc gia tăng sản xuất.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam đánh giá cao điều đó, theo ông, đó chính là cơ hội để ngành gỗ Việt nam tạo ra bước đột phá mới. Cũng như góp phần giúp các nhà thiết kế Việt nam chịu khó tìm tòi, sáng tạo các mẫu mã đa dạng hơn, với nguồn gỗ phong phú như vậy.
Đó là một trong những cú hích lớn đối với ngành thiết kế và kiến trúc của Việt nam, có thể tận dụng được hết giá trị mà gỗ cứng hoa kỳ mang lại là một thành công. Cũng như giới thiệu đến các nhà nhập khẩu thế giới những hình ảnh mới mẻ về ngành gỗ Việt nam.
Theo Gỗ Việt
- Chế biến dăm gỗ tăng mạnh
- Cú “bắt tay” của ngành gỗ và cao su
- Quy chế gỗ EUTR: Nhìn từ trường hợp của Vương Quốc Anh
- Tiến trình đàm phán FLEGT giữa Việt Nam và EU:Tìm điểm chung để ngành gỗ vươn xa
- Thực hiện chính sách về quản lý sử dụng đất tại Nông lâm trường: Vẫn còn nhiều nỗi lo
- 10 điều khiến người dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ Singapore
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh