Một năm nhìn lại: Ngành công nghiệp chế biến gỗ lo ngại gì?
Mới đây, Ban chấp hành Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam đã có buổi họp đánh giá chung về tình hình xuất khẩu gỗ trong năm 2015, những nhận định về thị trường nội địa, các đối thủ cạnh tranh hay những thách thức đối với ngành trong thời gian tới.
Thách thức từ thị trường châu Âu
Trong năm vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu đang gặp phải vấn đề, do tình hình kinh tế khu vực này gặp khó khăn, hơn nữa sự chênh lệch tỷ giá và sức ép từ các doanh nghiệp chế biến gỗ với qui mô, mẫu mã, cũng như chủng loại của Trung Quốc hơn hẳn các DN Việt Nam, càng khiến cho áp lực cạnh tranh lớn hơn. Mặt khác là do sự chuyển dịch các vật liệu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu, các vật liệu này để thay thế các chi tiết trong sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ gỗ ngoài trời, vì vậy làm các sản phẩm của doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh được, trong khi đó các nhà thương mại quốc tế cần ưu tiên cho vấn đề lợi nhuận.
Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tiến Đạt, không chỉ vì sức tiêu thụ từ thị trường châu Âu giảm sút mà thách thức từ thị trường này sẽ còn lớn hơn nữa khi các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc chuyển dịch vào Việt Nam, với dòng vốn khổng lồ được chính phủ Trung Quốc đầu tư và trình độ quản lý chặt chẽ hơn, ngoài nguyên liệu gỗ nhập khẩu được hưởng lợi như Việt Nam, mua nguyên liệu như các doanh nghiệp trong nước, thậm chí, họ sẽ mang nguyên phụ liệu sang nhưng giá bán sản phẩm lại rẻ, nên chắc chăn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn hơn. Không chỉ thế, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thu hút được lao động và đẩy giá nguyên liệu lên cao.
Ông Bùi Đức Thuyên - Chủ tịch HĐQT - Công ty CP Lâm sản Nam Định cho biết thêm, hiện nay các doanh nghiệp ở địa phương này cũng chịu sức ép dữ dội từ các doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều người còn lo ngại, nếu doanh nghiệp nào sản xuất yếu sẽ bị mua lại để phía họ đầu tư, do các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh về nhân lực, năng suất từ công nghệ cao. Nếu dòng đầu tư và dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc tràn vào Việt nam thì doanh nghiệp chế biến gỗ nội địa sẽ bị "teo" lại, trong khi năng lực mở các nhà máy lớn lại rất ít. Đó là thực tế cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Trước hết, bài toán với Hiệp hội là, cần làm gì để các hội viên, kể cả hội địa phương thấy được vấn đề và có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, cũng như Hiệp hội phải có định hướng và cơ cấu lại hệ thống và công tác quản lý để các doanh nghiệp Hội viên có chỗ dựa vững chắc hơn.
Cơ hội từ TPP
Theo Ông Trần Thiên - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hòa, cơ hội của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam rất lớn và có ưu thế khi ký kết TPP, ví dụ điển hình là trước đây chúng ta đã phải mua nguyên liệu của Indonesia và Malaysia về chế biến và kinh doanh, nhưng tới thời điểm hiện tại, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã vượt qua hai nước này. Theo ông, việc tăng giá trị lên 10 hay 20 tỉ USD nằm trong tầm tay của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước có thể làm được hay không, hay để các công ty nước ngoài làm chuyện đó mới là vấn đề cần quan tâm. Và các quan quản lý sẽ có chính sách nào để hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như cần chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng sự phát triển bùng nổ này. Trong đó, là nguồn nguyên liệu, chính sách trồng rừng là những tiền đề để tạo lợi thế cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Nếu giải quyết được bài toán này là giải quyết được một nửa khó khăn, trước khi nghĩ đến chuyện tăng vốn, qui mô sản xuất hay tìm kiếm thị trường.
Về chính sách khuyến khích phát triển trồng cây gỗ lớn. Cách đây vài năm chính sách khuyến khích trồng cây lây gỗ, tuy nhiên hiện nay trên cả nước chỉ có ở tỉnh Quảng Nam áp dụng mô hình này tương đối thành công, nếu ai đăng ký trồng cây lấy gỗ lớn thì được tỉnh hỗ trỡ vài triệu/ha. Nhưng hiện nay rất khó làm việc đó, vì ở các tỉnh khác, rừng đã được chia cho các hộ gia đình mỗi hộ vài ha. Việc làm chứng chỉ FSC cho rừng gỗ lớn rất khó, vì đất bị phân tán và phải có chính sách hỗ trợ người dân sát sao và cụ thể, trong đó, hỗ trợ vây vốn là cần kíp nhất.
Các hội viên đều có chung ý kiến là Hiệp hội cần có chương trình và bàn với các DN, nếu chỉ cho doanh nghiệp và người trồng rừng thấy những lợi ích rõ ràng thì mọi thứ sẽ ổn hơn và việc vận động tổ chức sẽ như thế nào. Đồng thời, tất cả đều bày tỏ rằng, rất xót xa khi người dân trồng rừng phải bán nguyên liệu cho Trung Quốc với giá rẻ. Cần có sự hợp tác của người dân và nhà máy chế biến gỗ. Mở rộng phát triển bề rộng chế biến gỗ về nông thôn và miền núi, chế biến tinh ở các KCN tập trung.
Gỗ Việt. số 75
- Việt Nam đã sẵn sàng thực thi REDD+: Sắp tham gia thị trường tín chỉ các bon
- Phân quyền trong Lâm nghiệp: Xu hướng trên thế giới và thực tế tại Việt Nam
- Ứng dụng gỗ cứng Hoa Kỳ trong kiến trúc: Tìm sự đồng điệu ở Việt Nam
- Chế biến dăm gỗ tăng mạnh
- Cú “bắt tay” của ngành gỗ và cao su
- Quy chế gỗ EUTR: Nhìn từ trường hợp của Vương Quốc Anh
- Tiến trình đàm phán FLEGT giữa Việt Nam và EU:Tìm điểm chung để ngành gỗ vươn xa
- Thực hiện chính sách về quản lý sử dụng đất tại Nông lâm trường: Vẫn còn nhiều nỗi lo
- 10 điều khiến người dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ Singapore
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh