UGANDA: Doanh nhân cần hành động vì lâm nghiệp
Nạn phá rừng, suy thoái môi trường ngày càng rộng lớn và dẫn đến biến đổi khí hậu là những vấn đề nghiêm trọng đối với Uganda, đòi hỏi cần có các hành động khẩn cấp, trong đó có sự quan tâm chuyên sâu hơn tới sáng kiến FLEGT. Đó là quan điểm của một doanh nhân hoạt động xã hội 28 tuổi Charles Batte trong cuộc phỏng vấn mới đây do Mike Jeffree thực hiện, với thế hệ trẻ trong ngành lâm nghiệp trên toàn thế giới.
"Từ khi còn nhỏ, tôi đã chứng kiến sự liên kết giữa lâm nghiệp, môi trường, sự giàu có về kinh tế xã hội của người dân và cộng đồng.Tôi đã trở thành người tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp từ khi còn trẻ, bắt đầu bằng việc trồng 10 ha ngô. Tuy nhiên, vụ mùa năm ấy đã chết khô do sự thay đổi thời tiết ngày càng khó lường, do đó, tôi cho rằng việc này gây ra do nạn phá rừng”, Charles Batte nói.
Nhận thức về các vấn đề này ngày càng tăng ở Uganda khi hoạt động nông nghiệp trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu và biến đổi khí hậu gây tác động bất lợi ngày càng rõ ràng cho lĩnh vực này.
Một số người vẫn cảm thấy không có khả năng làm bất cứ điều gì để thay đổi sự thật này và đó là nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi tại Uganda khi nhận thấy việc thiếu quy định rõ ràng và thực hiện không hiệu quả các luật môi trường chúng ta đang có. Quản trị kém cũng đồng nghĩa với việc tiếp tục có các hoạt động khai thác trái phép, trong khi nghèo đói và sự tăng trưởng dân số nhanh chóng dẫn tới sự xâm phạm rừng của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, chúng ta phải đối mặt với quy hoạch đô thị kém và nạn tham nhũng.
Trong khi đó, một số người cảm thấy bất lực trong việc tạo ra sự khác biệt, và những người khác đang trở nên chủ động hơn khi tham gia nhiều hơn tới việc bảo vệ môi trường, và đặc biệt có các sáng kiến trồng cây.
Một thời điểm quan trọng khiến tăng mối quan tâm của cộng đồng và cũng cho thấy người dân có thể làm nên sự khác biệt từ những năm 2000, khi chính phủ ra lệnh phá hủy một phần rừng nhiệt đới Mabira để trồng mía. Có sự phản đối quyết liệt từ phía cộng đồng khiến kế hoạch này đã bị hủy bỏ.
“Sự mất mát của cá nhân tôi do biến đổi khí hậu gây ra đã thúc đẩy tôi tham gia vào các hoạt động môi trường như trồng rừng”, Batte cho biết lí do anh bắt đầu niềm đam mê, “điều quan tâm chính của tôi là tạo ra những cách thức sáng tạo cho cộng đồng nhằm xây dựng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu, đồng thời kiểm soát được những biến đổi trong tương lai của nó. Điều này dẫn đến sự ra mắt của chương trình Phát triển cây con tại Uganda (TAU) và chương trình TreeCapital, các doanh nghiệp hoạt động xã hội do thanh niên dẫn đầu nhận thức rõ việc trồng nhằm chống lại biến đổi khí hậu, tình trạng thất nghiệp và mù chữ”.
Tuổi trẻ đặc biệt đang tìm cách tham gia vào lĩnh vực này. Các chương trình TAU và TreeCapital không chỉ tạo ra các kênh giúp họ tham gia tích cực vào bảo vệ môi trường, cung cấp các kỹ năng trong đó có kỹ năng trồng trọt. Hợp tác với các công ty có trách nhiệm với môi trường, các chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm ươm cây và trồng rừng. Điều này không chỉ tạo ra nguồn sinh kế, mang lại cho họ cảm giác gắn bó với môi trường mà còn đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò môi trường của cây rừng.
“Trong khi các dự án này cho thấy các bước tiến thực sự, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần chính phủ phải hỗ trợ và chủ động nhiều hơn. Tôi tin tưởng điều này bao gồm cả các bước tiến tham gia chương trình Tăng cường thực thi lâm luật, Quản lý và Thương mại lâm sản (FLEGT), cuối cùng dẫn tới ký Hiệp định Đối tác Tự nguyện FLEGT (FLEGT VPA)”, Batte nhấn mạnh, “các ngành dựa trên lâm phẩm có thể là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ và hỗ trợ rừng. Chúng ta cần các sản phẩm của họ và họ có thể khuyến khích duy trì rừng. Tuy nhiên điều bắt buộc là họ cần đảm bảo rừng phát triển tốt lâu dài và bảo vệ môi trường. Đây là những gì FLEGT và FLEGT VPA được thiết kế nhằm thiết lập hệ thống đảm bảo tính hợp pháp có hiệu quả. Tôi cũng tin vào cách thức tiếp cận lấy con người làm trung tâm giải quyết những vấn đề này, trong đó bao gồm tất cả các bên liên quan đến. Điều này đảm bảo sự hỗ trợ từ cộng đồng và các chương trình triển khai vì lợi ích của họ. Trong khi tôi không tham gia FLEGT, tôi hiểu rằng sự tham gia của các bên liên quan là vấn đề then chốt và việc trao quyền cho người dân địa phương nhằm đảm bảo các quy định được thực thi”
FLEGT VPA cũng đưa ra trách nhiệm của bên bán và bên mua gỗ thông qua việc nhấn mạnh trách nhiệm xã hội và môi trường của họ.
Sự tham gia của Uganda với FLEGT VPA vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu và nhận thức về các tác động tiềm năng của hiệp định đối với cộng đồng và các doanh nghiệp nhỏ không cao. Vì vậy, điều quan trọng là hiệp định cần được công bố rộng rãi hơn để cung cấp cho mọi người cơ hội sớm góp phần vào sự phát triển của nó.
Vì vậy, có những sáng kiến tích cực tiến hành ở Uganda và tôi lạc quan về tương lai. Nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn và cần phải thực hiện các bước tiếp theo.
“Tôi muốn thấy lĩnh vực môi trường và lâm nghiệp được giảng dạy nhiều hơn ở các trường học và giáo dục đại học, cùng với các chương trình Trees4school và Bookcamp của TAU. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn chính phủ có sự hỗ trợ lớn hơn cho người dân và cộng đồng làm việc trong các lĩnh vực này, đặc biệt là giới trẻ, và giảm thuế cho các công ty tham gia chương trình như trồng rừng. Và, tất nhiên, tôi cũng muốn thấy sự tiến bộ trong sự tham gia của chúng tôi với FLEGT. Tôi đã rất vui khi lý giải tầm nhìn của TAU tại Đại hội lâm nghiệp thế giới năm nay thông qua cạnh tranh từ giới trẻ. Điều này tạo ra bước đệm chưa từng có cho những người trẻ tuổi chia sẻ với các quan chức chủ chốt trong chính phủ và trong ngành. Chúng ta cần hành động và hành động này rất có ý nghĩa".
Charles Batte sống ở Kampala, Uganda. Ông đã nghiên cứu về y học, nhưng hiện giờ ông là một "doanh nhân hoạt động xã hội", đồng thời là một bác sĩ giỏi. Ông là người sáng lập và Giám đốc điều hành của quỹ Tree Adoption Uganda, chương trình Trao quyền cho cộng đồng nông nghiệp và Trung tâm Y tế gia đình.
GỖ VIỆT số 81
MIKE JEFFREE
- Gỗ phế liệu: Khai thác lợi nhuận từ thị trường
- Hội nghị AHEC tại Trùng Khánh: Hiểu gỗ cứng Hoa Kỳ, thúc đẩy phát triển trong khu vực
- Hội nghị thường niên lần thứ 21 của AHEC tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Việt Nam là thị trường trọng tâm của AHEC
- Khôi phục rừngTây Nguyên: Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng
- Gỗ tái chế: Chìa khoá sinh thái cho xây dựng
- Quy chế gỗ châu Âu bắt đầu được thắt chặt
- Hiệp hội nội thất Indonesia (AMKRI) rút khỏi hỗ trợ EUTR
- Tiêu chuẩn LEED trong xây dựng xanh: Đưa gỗ vào cuộc sống
- Một năm nhìn lại: Ngành công nghiệp chế biến gỗ lo ngại gì?
- Việt Nam đã sẵn sàng thực thi REDD+: Sắp tham gia thị trường tín chỉ các bon
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh