Chủ động nguồn nguyên liệu gỗ
Nguyên liệu gỗ chiếm tới 70% giá trị của các sản phẩm gỗ. Các doanh nghiệp Bình Dương đang cố gắng tìm kiếm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước bạn Lào không còn nhiều, trong khi đó ngành gỗ cả nước nói chung đang lệ thuộc rất lớn từ nguồn gỗ cứng nhập khẩu từ Mỹ…
NHẬP NGUYÊN LIỆU ĐỂ DÀNH
Ông Lưu Phước Lộc-PCT Hiệp hội chế biến gỗ(BIFA) chia sẻ, phần đông các doanh nghiệp tại Bình Dương đang nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ Hoa Kỳ. Việc giá gỗ nguyên liệu tăng từng ngày đang làm các DN rất đau đầu. Để chuẩn bị cho những đơn hàng lớn, các DN đã phải nhập nguyên liệu ngay từ đầu năm 2016 với số lượng lớn, phục vụ sản xuất kéo dài cả năm.
Trước mắt phương án đối phó với giá gỗ nguyên liệu thất thường đây có lẽ là bài toán tối ưu, nhưng không phải DN nào cũng có điều kiện làm được, Bởi ngoài giá trị tiền nhập khẩu rất cao cho số lượng gỗ nguyên liệu, DN còn có nổi lo về kho bãi để chứa nguyên liệu gỗ.
Hiện nay nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào đang bị nước bạn siết chặt, do đó nguồn nguyên liệu gỗ đang phụ thuộc lớn vào một số nước châu Âu và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chính là thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu gỗ chiếm tới 6-70% cho ngành gỗ cả nước, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Trước mắt mối quan hệ qua lại “nhập nguyên liệu xuất sản phẩm” có vẻ đang trong thời kỳ thuận lợi, nhưng nếu tính toán xa hơn ngành gỗ cả nước sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn…chính ngay từ nguồn nguyên liệu.
Trong khi đó để nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu gỗ và sả phẩm gỗ điều khó khăn nhất của cả nước không riêng gì Bình Dương đó là chứng chỉ rừng PEFC. Một điều kiện bắt buộc để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đủ điều kiện tham gia xuất khẩu.
Có thề nhìn thấy với việt một số quốc gia đi trước Việt Nam trong việc được cấp chứng chỉ rừng như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia những đối thủ rất mạnh tham gia thị trường xuất khẩu gỗ toàn cầu… cho thấy nếu ngành gỗ Việt Nam chậm trễ rất có thể nguồn nguyên liệu chính là điểm yếu nhất của gỗ Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.
KHI CẠNH TRANH TẬP TRUNG VÀO NGUỒN NGUYÊN LIỆU
Năm 2015 Ấn Độ gia nhập liên minh với Trung Quốc và Indonesia kỷ niệm ngày nhận chứng chỉ PEFC đầu tiên. Nhật Bản tiến tới gần hơn hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được chứng nhận PEFC, PEFC cho hay sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Philippines…
PEFC là hệ thống chứng chỉ hiện có quy mô lớn nhất trên toàn cầu, chiếm tới 59,1% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Đứng ở vị trí thứ hai là hệ thống FSC, chiếm tỷ trọng 36,8%. Các hệ thống còn lại chiểm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy đứng ở vị trí thứ hai nhưng diện tích rừng được chứng chỉ của hệ thống FSC chỉ bằng 62% diện tích rừng có chứng chỉ của PEFC. Thực tế phùng hiếu này cho thấy hệ thống PEFC giữ vị thế tương đối áp đảo trong hệ thống chứng chỉ rừng hiện nay của thế giới.
Ông Nguyễn Thanh Pháp-Cty gỗ T.A cho biết, trình độ sản xuất gỗ của các nước trong khu vực gần như cân bằng nhau. Do đó việc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gỗ chính là nguồn nguyên liệu. Trong thời gian tới DN nào không có đủ nguồn nguyên liệu hoặc đầu vào nguyên liệu gỗ quá cao sẽ rất khó cạnh tranh ngay thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Hiện Việt Nam đang có qui hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ tại một số tỉnh, thành tại Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung… nhưng để nguồn nguyên liệu đủ điều kiện phục vụ sản xuất xuất khẩu chúng ta không nên quên bài toán chứng chỉ rừng .Chứng chỉ rừng không những giúp người trồng rừng có thể thụ hưởng công sức xứng đáng mà mình bỏ ra, tạo nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp phục vụ xuất khẩu mà còn giúp mỗi quốc gia gìn giữ và phát triển rừng bền vững
Theo thông tin từ BIFA, hiện nay một số DN gỗ đã chủ động trồng rừng ở từ các tỉnh miền Trung nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cho thời gian 5 năm tới. Theo thông tôi mà chúng tôi ghi nhận được cũng có một số DN Bình Dương đầu tư trồng tại tỉnh Quảng Trị, nơi đang có hơn 500 hộ dân được sự hổ trợ tích cực từ PEFC trong vùng trồng nguyên liệu gỗ thông
BIFA chia sẻ, từ thực tế cho thấy, nguồn nguyên liệu gỗ là vấn đề sống còn đôi với mỗi DN hiện nay. Nguyên liệu gỗ vói đặc thù ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này giúp mỗi DN ý thức hơn trong việc khai thác nguồn nguyên liệu cũng như trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước sự thay đổi của khí hậu toàn cầu. Ở sân chơi hội nhập, không riêng gì ngành gỗ bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm chung của mọi người.
GỖ VIỆT số 83
PHÙNG HIẾU
- FLEGT: INDONESIA và EU tìm thấy tiếng nói chung
- Từ hồi ức LUÂN ĐÔN hướng đến tương lai
- PEFC VIỆT NAM: Cách tiếp cận sáng tạo mới
- ĐẶC TÍNH GỖ: Quản lí chất thải xây dựng
- UGANDA: Doanh nhân cần hành động vì lâm nghiệp
- Gỗ phế liệu: Khai thác lợi nhuận từ thị trường
- Hội nghị AHEC tại Trùng Khánh: Hiểu gỗ cứng Hoa Kỳ, thúc đẩy phát triển trong khu vực
- Hội nghị thường niên lần thứ 21 của AHEC tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Việt Nam là thị trường trọng tâm của AHEC
- Khôi phục rừngTây Nguyên: Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng
- Gỗ tái chế: Chìa khoá sinh thái cho xây dựng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu