Quy định mới của CITES về chống kinh doanh bất hợp pháp gỗ quý

27/10/2016 19:40
Quy định mới của CITES về chống kinh doanh bất hợp pháp gỗ quý

Trong một sự kiện mang tính lịch sử, chính phủ 183 nước đã nhóm họp tại Nam Phi, để thông qua một số biện pháp mới nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại của gỗ hồng sắc trên toàn cầu.

 Hội nghị CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) đã thông qua quy định mới, theo đó khoảng 80% các hoạt động thương mại toàn cầu từ gỗ hồng sắc quý hiếm sẽ chịu quy định chặt chẽ và minh bạch hơn nhằm đánh giá tính hợp pháp và độ bền vững.
 Từ năm 2010, đã có sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu và hoạt động kinh doanh gỗ hồng sắc tại các nước có nguồn gỗ. Theo Cơ quan Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), tổng giá trị của gỗ hồng sắc không hợp pháp bị tịch thu từ năm 2005 đến năm 2014 cao hơn so với tất cả các vụ tịch thu ngà voi, mèo lớn, tê giác, tê tê, vẹt và rùa biển cộng lại. Trung Quốc được coi là trung tâm thương mại, các trung tâm chế biến và sử dụng loại gỗ này cho nội thất sang trọng.
CITES ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU VỚI GỖ HỒNG SẮC 
 Những danh sách mới này bao gồm toàn bộ các loài thực vật, Dalbergia, bao gồm hơn 300 loài trong Phụ lục II của Công ước CITES, danh sách này đồng nghĩa với hoạt động thương mại kiểm soát được về sản lượng bền vững được cho phép. Sáng kiến này do Guatemala và các nước Mỹ Latinh khác đề xuất, được thiết kế nhằm liệt kê các loài Dalbergia còn lại đang có nguy cơ bị đe dọa cũng như sửa chữa lỗ hổng từ lâu – tạo kẽ hở để các đối tượng buôn lậu không bị phát hiện khi thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp đối với các loài gỗ quý hiếm chưa được liệt kê.
 Senegal và mười nước Tây Phi khác đã thành công với đề xuất danh sách gỗ hương (kosso - Pterocarpus erinaceus), đến nay khối lượng gỗ quý từ châu Phi được kinh doanh nhiều nhất thể hiện trên Phụ lục II. Hoạt động buôn bán các loài này đã tăng 65 lần chỉ trong vòng 6 năm qua, tương đương với 45 container gỗ được xuất khẩu ra ngoài châu Phi mỗi ngày, hầu hết đều là gỗ không hợp pháp. Hoạt động này đang tàn phá hệ sinh thái Savannah, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế địa phương, và đe dọa các nỗ lực an ninh khu vực.
 Đại diện Senegalese, Babacar Salif Gueye, Cố vấn kỹ thuật cho Bộ trưởng Bộ Môi trường cho biết về các quyết định, "nhóm tội phạm tiếp tục buôn lậu gỗ hương với số lượng lớn bất chấp việc cấm khai thác và thu hoạch gỗ mà nhiều nước đang tiến hành. Một khi gỗ đến Trung Quốc, họ có thể được bán một cách hợp pháp. Chúng tôi chỉ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Do đó chúng tôi rất hài lòng về quyết định của hội nghị".
 Các thành viên Công ước CITES cũng đã nhất trí thông qua thay đổi trong quy định nhằm lấp đầy lỗ hổng đã cho phép việc buôn bán bất hợp pháp gỗ hồng sắc, ảnh hưởng tới 98% dân số và khiến loại gỗ này gần như tuyệt chủng. Cây gỗ cẩm (bubinga - Guibourtia spp) châu Phi hiếm có và đang phát triển đã được phê duyệt bảo vệ mạnh mẽ hơn và được liệt kê trong Phụ lục II.
 Đại biểu đến từ Senegal, ông Louise Bartlett-Truslove, cố vấn kỹ thuật của Cơ quan Đánh giá tác động Môi trường (EIA) cho biết: "Nhu cầu cao về hồng sắc ở Trung Quốc đã bùng nổ và phá vỡ chu kỳ vòng đời của gỗ theo nghĩa làm cạn kiệt các khu rừng Đông Nam Á, và sau đó đã chuyển sang lĩnh vực mới, như Tây Phi. Tại hội nghị COP17, các nước có nguồn gỗ đã hợp lực cùng nhau ngăn chặn cuộc khủng hoảng này. Bây giờ việc thực thi trở thành ưu tiên, khi các quy định mới sẽ chỉ đạt kết quả tốt khi có cam kết và hành động thực thi chúng."
 Ông Lisa Handy, Giám đốc Chiến dịch Đánh giá tác động Môi trường rừng cho biết "Các chính phủ ngày càng nhận ra sự cần thiết của các chuẩn mực pháp lý toàn cầu để ngăn chặn khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp". Công ước CITES là một phần quan trọng của phương trình, nhưng ngay cả với các danh sách có tính lịch sử này cũng có rất ít loài nằm trong khu vực được hoạt động thương mại theo quy định của Công ước CITES. 
GỖ VIỆT số 83
Theo BUSINESS WIRE