Từ Marrakesh đến Bali: Phương thức tiếp cận cảnh quan như thế nào trong thực tế?

27/12/2016 09:33
Từ Marrakesh đến Bali: Phương thức tiếp cận cảnh quan như thế nào trong thực tế?

Đối thoại các bên liên quan PEFC một tuần đã qua, và chúng tôi vui mừng chào đón tất cả các bạn đến Bali. Chương trình nghị sự của chúng tôi hiện giờ đã hoàn tất - hãy xem những gì bạn có thể mong đợi. Để giúp bạn có được hiểu biết tốt hơn, đối tác của chúng tôi CiFOR có thể thảo luận cách thức chúng ta có thể đưa cảnh quan tích hợp tiếp cận thực tế. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, hãy tham dự sự kiện bên lề của họ vào sáng thứ Sáu. 

Những gì được tích hợp vào phương thức tiếp cận cảnh quan và làm thế nào để chúng ta đưa chúng vào thực tế? 
Những câu hỏi này khá quan trọng khi xem xét quản lý sử dụng đất bền vững trong bối cảnh nhu cầu cạnh tranh hiện nay, điều này sẽ được thảo luận tại CiFOR trong thời gian tới và với đối tác, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện bên lề tại buổi Đối thoại các bên liên quan PEFC ở Bali và Diễn đàn cảnh quan toàn cầu tại Marrakesh. 
 Phương pháp tiếp cận cảnh quan tích hợp đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các ngành trong những năm gần đây như một phương tiện để quản lý việc sử dụng đất bền vững hơn tại những nơi có cảnh quan vùng nhiệt đới. Kiến thức lý thuyết đang được củng cố về khái niệm thế nào là khuôn khổ tiếp cận cảnh quan tốt nhất, mà có thể được áp dụng theo một ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, có một ý kiến cho rằng, kiến thức này không được biết đến rộng rãi để có thể dịch ra thành bằng chứng về tính hiệu quả của các phương pháp tiếp cận trong thực tế. 
 Trong số các yếu tố khác, điều này có thể là kết quả của phương pháp không được thực hiện rộng rãi, hoặc chỉ đơn giản là những người làm thực tế không đủ khả năng hoặc không được khích lệ khi đánh giá và báo cáo tiến độ mà phương pháp này đã được áp dụng. 
Xem xét lý thuyết của phương pháp tiếp cận cảnh quan​
Để cung cấp nền tảng cho những giả định, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CiFOR) và các đối tác của Trung tâm vừa hoàn thành nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn về các phương pháp tiếp cận cảnh quan ở vùng nhiệt đới. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy có sự phối hợp với cả hai giả thuyết - chúng tôi chỉ tìm thấy 24 ví dụ về phương pháp tiếp cận cảnh quan trong các ấn phẩm khoa học được tìm lại và thêm 150 tài liệu chưa được xuất bản. 
 Mặc dù chỉ có số lượng hạn chế bằng chứng, song chúng tôi đã phát hiện một số mô hình thú vị và đáng khích lệ khi so sánh các kết quả của việc xem xét lý thuyết với những người làm thực tế. 
 Việc chồng chéo một số phát hiện của hai đánh giá, chúng tôi có thể minh họa tồn tại sự phù hợp giữa các kiến nghị của người theo thuyết khái niệm và kinh nghiệm của những người làm thực tế. Xem xét lý thuyết cho thấy nhiều tác giả tìm thấy sự đồng thuận xung quanh một vài điểm quan trọng mà họ coi là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả phương thức tiếp cận cảnh quan. 
 James Reed & Terry Sunderland nhấn mạnh "Những phát hiện của chúng tôi từ các ví dụ nghiên cứu về phương pháp tiếp cận cảnh quan trong vùng nhiệt đới cho thấy sự tham gia của cộng đồng, sự hỗ trợ của thể chế và các nguyên tắc quản trị tốt được coi là ba yếu tố quan trọng nhất góp phần vào cách tiếp cận cảnh quan hiệu quả". 
 Những phát hiện này củng cố quan niệm cho rằng để thực hiện và đạt được các cam kết liên tục khi tiếp cận cảnh quan, tập trung rõ ràng vào bối cảnh và sự tham gia của các bên là cần thiết ngay từ đầu. Hơn nữa, các tổ chức cần duy trì thường xuyên và liên tục của các cuộc thảo luận và đàm phán. 
 Khi các nước tiếp tục phát triển các chiến lược để đạt được những cam kết với mục tiêu khí hậu và phát triển toàn cầu, phương thức tiếp cận cảnh quan đem lại khả năng thực thi cao. 
 Tuy nhiên, để kích thích chính sách phối hợp, việc nghiên cứu và những người triển khai thực tế cần phải cung cấp thêm các kiến nghị và đề xuất về cách thức chuyển đổi từ lý thuyết sang thực hành.
Đây sẽ là thách thức đối với người tham gia trong hai sự kiện sắp tới ​
 
Mỗi người sẽ trình bày những kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và các quy mô tiêu biểu từ nước, rừng, nông nghiệp và khu vực tư nhân, và các nhà hoạch định chính sách và những người làm thực tế và người khác. Những kinh nghiệm này sau đó sẽ được tích hợp để góp phần thu hẹp khoảng cách kiến thức và thực tiễn. 
 Nền tảng tri thức chia sẻ sau đó sẽ được thiết lập sau hai sự kiện mà tất cả những người làm thực tế sẽ được khuyến khích tham gia - mục tiêu để thiết lập thêm các điểm hành động và cơ cấu tổ chức tinh thực hiện dựa trên kinh nghiệm thực tế. 
GỖ VIỆT số 85
JAMES REED & TERRY SUNDERLAND