10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2016
Năm 2016 đã đi qua với nhiều sự kiện thăng trầm đáng chú ý, đủ để vẽ nên một bức tranh đa sắc của nền kinh tế Việt Nam. Dù có nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang cho thấy những tín hiệu tích cực để tạo ra một động lực phát triển mới trong năm 2017. Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế nổi bật do BBT Gỗ Việt bình chọn, có tác động lớn đến nền kinh tế trong năm qua.
1 Quốc hội thông qua kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIv đã thông qua Kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cùng với Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo đó, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% gDP. Chỉ số nợ công hàng năm được đặt giới hạn không quá 65% gDP, nợ Chính phủ không quá 54% gDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GD.
2 Chính phủ mới - Chính phủ kiến tạo
Bộ máy Chính phủ khóa XIv được chính thức kiện toàn vào tháng 7/2016 với thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Chính phủ liêm chính trong sạch; Kiến tạo phát triển; Hành động quyết liệt phục vụ nhân dân. Đề cao phương châm nói đi đôi với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và làm, nói ít làm nhiều và thực chất từ những việc nhỏ nhất. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều điểm mới, toàn diện hơn, quyết liệt hơn, vừa giải quyết các vấn đề tổng thể dài hạn, đồng thời coi trọng các vấn đề cụ thể từ việc xây dựng thể chế đến điều hành, quản lý; nhạy bén, phản ứng, xử lý nhanh đối với các vấn đề phức tạp nảy sinh. Lần đầu tiên trong nhiều năm Chính phủ khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật; lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để tập trung rà soát, phát hiện nhiều vấn đề bất cập, yếu kém để tập trung chỉ đạo giải quyết với tinh thần nói thẳng, nói thật và làm thật...
3 Kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng dần qua các quý
Tổng sản phẩm trong nước (gDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý 2 tăng 5,78%; quý 3 tăng 6,56%; quý 4 tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra. Nhưng nếu xét trên bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, việc đạt được mức tăng trưởng trên được xem là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp của Chính phủ. Cũng trong năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 1.485,1 nghìn tỉ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP. Điều này cho thấy, mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng song chưa đủ sức đẩy mạnh tăng trưởng do một số lực cản nhất định.
4 Năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp
Vào tháng 4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, với sự tham gia của doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế. Sau hội nghị này, lần đầu tiên có một Nghị quyết riêng cho doanh nghiệp được ban hành mang tên nghị quyết 35 nhấn mạnh doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ. Tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu tư kinh doanh. Chính phủ cũng phát đi thông điệp cởi trói tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời tuyên chiến không khoan nhượng với giấy phép con, lợi ích nhóm... Kết quả của một loạt hành động trên đã đưa năm 2016 trở thành năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp. Kỳ tích đã được thiết lập khi lần đầu tiên, trong năm 2016, việt Nam có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 26.689 doanh nghiệp, tăng 43,1%.
5 Rút vốn nhà nước của các “ông lớn”
Điểm nhấn đáng chú ý nhất của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2016 là sự rút lui của Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn. Kế hoạch này được đặt ra từ cuối năm 2015 song đến nay, những doanh nghiệp còn lại vẫn đang trong quá trình chuẩn bị. Dù vậy, nỗ lực thoái vốn đầu tư ngoài ngành năm qua cũng đã đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2016, các đơn vị đã thoái được 3.646 tỉ đồng, thu về 6.840 tỉ đồng. về cổ phần hóa, năm 2016 đã có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 56 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 34.017 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 24.390 tỷ đồng.
6 Ngân hàng Nhà nước đưa vào áp dụng cơ chế điều hành tỉ giá mới
Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa vào áp dụng cơ chế điều hành tỉ giá mới. Theo đó, NHNN công bố tỉ giá trung tâm giữa đồng việt Nam với USD hàng ngày. Cơ chế điều hành mới cho phép tỉ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.
7 Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 5/10/2016, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) đã chính thức có hiệu lực. việc ký kết FTA với EU bắt đầu có hiệu lực đã một lần nữa khẳng định xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của việt Nam.
8 Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2016, việt Nam xếp thứ 82/190 quốc gia về mức độ dễ dàng kinh doanh, tăng 9 bậc so với năm ngoái. Các tiêu chí mà WB đánh giá gồm: thành lập doanh nghiệp, xin cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý khi mất khả năng thanh toán. Năm nay, việt Nam đã cải thiện được một số tiêu chí như tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, nộp thuế và giao thương quốc tế. Trong đó, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ có sự cải thiện thứ hạng lớn nhất. Nhờ vào đó, trong 11 tháng, cả nước đã có 101.683 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng số doanh nghiệp hoạt động vào thời điểm cuối tháng 11 lên cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
9 Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành sản xuất
Trong năm 2016, nhìn vào chỉ số quản trị mua hàng PMI – một chỉ số tổng hợp về tình trạng sản xuất có thể thấy việt Nam đang có sự tăng vọt mạnh mẽ ở ngành sản xuất. Theo thống kê, từ đầu năm đến tháng 11/2016, chỉ số PMI việt Nam luôn ở trên mức 50 điểm, vốn là định mức an toàn đối với ngành sản xuất. Mặt khác, ở tháng 12, chỉ số PMI việt Nam đã tăng vọt lên 54 điểm, cao nhất trong 1,5 năm qua.
10 Cán cân thương mại khả quan
Báo cáo của CEL Consulting- Công ty tư vấn quản lý chuỗi cung ứng, logistics tại khu vực Đông Nam Á cho biết, tính đến cuối tháng 11/2016, việt Nam không bị thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 159,5 tỉ USD, tăng 7,5% trong khi kim ngạch nhập khẩu ước đạt 156,6 tỉ USD, tăng 3,5%. Cán cân thương mại của cả 11 tháng hiện đang dừng ở mức xuất siêu 2,9 tỉ USD. Ông Pieter Pennings, giám đốc CEL Consulting cho rằng thị trường xuất nhập khẩu của việt Nam đang là điểm sang trong bối cảnh lạm phát 10 tháng đầu năm tăng 2,27% so với cùng kỳ năm ngoái, kèm theo gDP và giá trị bán lẻ tăng trưởng có phần chậm lại.
Theo Gỗ Việt
- Từ Marrakesh đến Bali: Phương thức tiếp cận cảnh quan như thế nào trong thực tế?
- NƠI QUY TỤ THÀNH VIÊN TOÀN CẦU NGHÀNH GỖ CỨNG
- Toà Thuỵ Điển phán quyết hồ sơ gỗ MyanMar không phù hợp với các nhà nhập khẩu Châu Âu
- Tấm vé Thông hành “CHUẨN” cho xuất khẩu gỗ tới EU
- Quy định mới của CITES về chống kinh doanh bất hợp pháp gỗ quý
- Hinoki Gỗ pơ mu Nhật Bản đã có mặt tại chợ Gỗ Tây TAVICO
- Chủ động nguồn nguyên liệu gỗ
- FLEGT: INDONESIA và EU tìm thấy tiếng nói chung
- Từ hồi ức LUÂN ĐÔN hướng đến tương lai
- PEFC VIỆT NAM: Cách tiếp cận sáng tạo mới
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh