Phát triển nghành gỗ: CÁI NHÌN TỪ DOANH NGHIỆP HÀO HƯNG
Muốn phát triển ngành gỗ bền vững thì cần có nhiều yếu tố, đó là quan điểm của doanh nghiệp Hào Hưng, những người bắt đầu từ kinh doanh ngành dăm cho tới chế biến gỗ, và quay trở lại trồng rừng, đã nhìn thấy những khó khăn và thuận lợi của ngành để định hướng phát triển từ 5 đến 10 năm tiếp theo.
Ông Thăng Văn Thông giải thích, trong ngành chế biến gỗ hiện nay phân ra làm 3 loại hình doanh nghiệp thực hiện. Đó là doanh nghiệp (DN) có đủ tiềm năng và đủ điệu kiện tham gia từ trồng rừng cho tới chế biến và xuất khẩu. Loại hình doanh nghiệp thứ 2 là DN chỉ làm khâu mua nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu. Và loại hình thứ 3 là tất cả các DN vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu, nhưng các DN này không mang tính bền vững, họ không đủ năng lực và tiềm năng để làm ra sản phẩm từ a-Z để xuất khẩu, do vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng, mà loại hình này ở Việt Nam lại nhiều nhất. Các doanh nghiệp này không đủ năng lực, do vậy về chất lượng sản phẩm và tiến độ để xuất sẽ không đảm bảo, lúc đó họ sẽ phải gom góp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với vấn đề này để thay đổi thì vai trò của Hiệp hội là rất lớn, nhưng ở Việt Nam vai trò của Hiệp hội lại tương đối hạn chế. Vậy các cơ quan quản lý phải có chính sách cho các Hiệp hội để họ có quyền hạn ở mức độ nào đó để tham mưu cho Chính phủ về chính sách liên quan tới phát triển và tham vấn cho các DN vừa và nhỏ để tạo ra sân chơi cho họ để họ có kết nối thành một chuỗi sản xuất thì khi đó ngành sẽ ổn định và bền vững hơn. Khi đó vai trò của Hiệp hội cao hơn và có đủ sức nặng cần thiết để tạo ra sự thay đổi cho ngành. Và muốn có điều đó thì Chính phủ phải tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các Hiệp hội. Ví dụ: Chính phủ tạo ra cơ chế nào đó để cho các Hiệp hội, khi các doanh nghiệp muốn bán hoặc xuất khẩu ra thị trường nào đó thì phải thông qua Hiệp hội để có thị trường. Hiệp hội lúc đó có vai trò sắp xếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này gom sản phẩm lại và xuất đi. Đây là chính sách đối với mảng sản xuất và làm hàng xuất khẩu.
Đối với mảng trồng rừng cũng vậy, Nhà nước, chính phủ phải khuyến khích các doanh nghiệp đủ năng lực và tiềm năng đầu tư vào trồng rừng, tạo được nguồn quỹ đất cho DN đầu tư vào trồng rừng. Còn hiện nay DN làm ăn “chụp giật” khá nhiều, chỉ cần có quan hệ và cơ hội là “nhảy” vào ngay, nhưng không giúp ích cho sự phát triển. Khi các DN này không làm được gì thì chính sách Nhà nước đưa ra sẽ bị thất bại, và điều này sẽ tác động tới chính sách phát triển của ngành. Đây là vấn đề cốt lõi nhất của ngành lâm nghiệp, mà Bộ Nông nghiệp phải thấy điều này và tham mưu cho Chính phủ, để đưa ra định hướng để cho các DN có đủ năng lực sẽ thực hiện.
Theo tập quán của người trồng rừng thì hầu như họ không tập trung vào trồng rừng tạo ra chất lượng gỗ tốt, khi họ không tập trung vào chất lượng gỗ thì sản lượng sẽ thấp, giá trị cũng thấp, với chất lượng thấp họ chỉ bán cho người sử dụng gỗ chất lượng thấp đó thôi. Loại thấp này chỉ thu mua làm bao bì và chế biến làm dăm. Tại sao các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước không nhìn ra vấn đề này, và không đi vào gốc rễ của nó như làm sao để tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng tốt để phục vụ tốt cho chế biến gỗ mà lại tập trung vào vấn đề chính sách, ngăn chặn việc này, cấm việc khác. Chính sách của Nhà nước ở đây là tác động để thúc đẩy ngành phát triển. Nhưng các doanh nghiệp lúc này phải thấu hiểu và cùng góp sức vào để xây dựng ngành lâm nghiệp bền vững. Nếu các DN chỉ cần chính phủ đưa ra chính sách là hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn với mục đích hướng tới hưởng lợi từ kinh phí thì khi đó chính phủ có bỏ ngàn tỷ ra cũng như muối bỏ bể. Do vậy, Chính phủ cần nhận được sự tham vấn của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, các Hiệp hội,… để nhìn thấy được các doanh nghiệp có làm thực sự hay không.
Nếu doanh nghiệp làm thực sự sẽ được hưởng. Vậy cơ quan giám sát việc thực thi này ở đâu, các cơ quan này không phải là các Sở, ban ngành ở các tỉnh, mà muốn làm tốt việc này thì phải có vai trò của các DN và Hiệp hội, bởi họ là người có thể nắm bắt được mọi ngõ ngách của ngành. Như vậy Chính phủ phải tạo ra cơ chế để Hiệp hội có đủ năng lực làm việc đó. Đây là mấu chốt Chính phủ phải thay đổi tầm nhìn, đã thay đổi được thì các vấn đề như: nguồn nguyên liệu, vị trí của các doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu sẽ không còn là vấn đề khó. Khi thị trường mở ra thì các nhà thương mại họ sẽ qua Việt Nam, họ sẽ tìm hiểu DN có đủ năng lực, làm hàng hóa tốt và có đầy đủ lực, tài và nguyên liệu thì họ sẽ chọn người đó. Khi đó các DN sẽ ngồi lại cùng nhau để tháo gỡ việc này. Việc tháo gỡ sẽ không khó, nếu DN đủ lực thì làm 100%, không đủ lực sẽ làm 70%, còn lực yếu sẽ kết nối lại với nhau để đáp ứng đơn hàng.
Quan trọng là hiện tại các DN này thiếu sự liên kết, và thiếu một đầu mối có tầm ảnh hưởng lớn để kết nối các doanh nghiệp, mà Hiệp hội muốn tạo ra ảnh hưởng thì phải có chính sách hỗ trợ và đủ lực Nếu vai trò này nằm ở các Hiệp hội đủ lực và đủ mạnh, có cơ chế chính sách và tiềm lực thì sẽ tạo ra được sân chơi cho các thành viên của họ và kết nối các chuỗi trong sản xuất. Hiệp hội sẽ đứng ra làm vai trò trung gian kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi. Nếu muốn ngành bền vững thì vai trò của Hiệp hội phải nâng lên, do Hiệp hội là người có thể tuyên truyền các cơ chế chính sách, định hướng phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối lại với nhau. Để làm được việc đó Hiệp hội phải đủ lớn mạnh mới làm được việc đó, còn để DN nói với DN sẽ không ai lắng nghe nhau.
Ngành gỗ là ngành phát triển, và từ năm 2025 trở đi sẽ là ngành "hot" ở Việt Nam vì cả thế giới đều sử dụng đồ gỗ nội ngoại thất và các sản phẩm khác từ gỗ. Tới năm 2025 các DN phải có hướng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chính cho Việt Nam, chứ không chỉ đơn thuần là sở hữu vùng nguyên liệu do nhà nước giao, thì khi đó mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến gỗ.
Theo tôi, Hiệp hội phải nắm được quy hoạch từng vùng, doanh nghiệp của vùng đó, năng lực ra sao, để có thể cân bằng vùng nguyên liệu cho từng vùng. Phải quy hoạch được từng vùng một, mỗi vùng có bao nhiều doanh nghiệp để làm được sản phẩm này. Nếu không có quy hoạch tổng thể thì chỉ phát triển tự phát, nếu đã tự phát sẽ không có sự bền vững. Các Hiệp hội phải tính được lượng gỗ trong nước dùng bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu cần nhập khẩu bao nhiêu.
GỖ VIỆT số 100
- TAVICO: Mở không gian mới cho ngành gỗ Việt nam
- Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ Mỹ nghệ Đồng Kỵ: RA MẮT SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ LÀNG NGHỀ GỖ ĐỒNG KỴ
- Đức Phú Thịnh: Đơn vị cung cấp Gỗ nhập khẩu uy tín từ thị trường Campuchia
- Công ty Cổ phần Phú Tài - đa dạng hóa để phát triển bền vững
- Công ty Cổ phần Gỗ Hoàng Anh Gia Lai: Nhà sản xuất đồ gỗ số 1 Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh