Tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng tác động đến ngành gỗ của Việt Nam, khi các doanh nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc muốn “mượn” xuất xứ từ các thị trường xung quanh nhằm né thuế để xuất khẩu vào Mỹ.
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lo ngại nếu các doanh nghiệp Trung Quốc mượn xuất xứ Việt Nam để né thuế thì sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và thương hiệu của Việt Nam vào Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại đang chiếm tới gần 40% thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, nếu có bất kỳ sự tác động nào từ thị trường này sẽ rất nguy hiểm. Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần mỹ thuật Gia Long (Lavanto Home Décor) - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), cho biết: Cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt đang lo sản phẩm gỗ Trung Quốc giả xuất xứ Việt Nam để vào Mỹ. Điều này là có cơ sở vì hiện tại có một số công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên Việt Nam không phải là điểm đến duy nhất của các doanh nghiệp Trung Quốc, họ sẽ tỏa ra nhiều nước khác trong khu vực. Ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Scansia Pacific ở Đồng Nai lại cho rằng giả xuất xứ đối với ngành gỗ khó và phức tạp hơn các ngành khác vì sản phẩm cồng kềnh, chi phí vận chuyển cao. Nếu làm vậy, Trung Quốc cũng không có lợi về mặt kinh tế. Theo Bộ Công thương, việc gỗ Trung Quốc bị áp mức thuế cao ở Mỹ đã mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam. Theo báo cáo mới đây của Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính hợp pháp cao như: Brazil, Chile hay Mỹ. Năm 2017, Việt Nam cũng hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi lâm luật (VPAFLEGT) với EU. Đây đều là những lợi thế cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam hiện tại. Để tận dụng cơ hội và giảm thiểu các rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cách tốt nhất là các doanh nghiệp phải minh bạch được chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã xây dựng được nền tảng này rất tốt. Tính đến cuối năm 2017, VN có đến 732 doanh nghiệp có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó có 49 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững với tổng diện tích 226.500 ha. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đi theo hướng phát triển bền vững bằng cách liên kết với người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, nhập khẩu nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng… Những doanh nghiệp này sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến trên vì đó là xu hướng tiêu dùng hiện nay của thị trường thế giới.
GV - 104
- Xuất khẩu đồ gỗ Việt có nắm được “khối vàng” gần 37 tỷ USD từ Mỹ ?
- PEFC mở khóa đào tạo kiểm toán viên chuỗi hành trình sản phẩm PEFC (từ 30/10/2018 đến 1/11/2018 )
- Ra mắt công cụ tính vòng đời trực tuyến mới và bản đồ tương tác về rừng bền vững
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan đến Việt Nam
- Thay đổi yêu cầu nhập khẩu gỗ vào Australia
- Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng mạnh bất chấp nhu cầu đồ nội thất toàn cầu suy giảm
- Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá
- Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ: Đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD năm 2025
- Ngành chế biến gỗ Việt Nam hướng đến sản xuất có bản quyền
- Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh