Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng mạnh bất chấp nhu cầu đồ nội thất toàn cầu suy giảm
Nhu cầu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu giảm trong những tháng đầu năm 2018, nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 8 tháng qua vẫn tăng 13,3% so với cùng kỳ, đạt 5,59 tỷ USD.
Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 13,3%, đạt 5,59 tỷ USD trong 8 tháng
, bất chấp nhu cầu tiêu dùng nội thất toàn cầu giảm.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 8/2018 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 730 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 5,59 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,89 tỷ USD, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2017.
Thống kê cho thấy, xuất khẩu sản phẩm gỗ tháng 7/2018 đạt 506,1 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 7/2018, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,38 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong tháng 7/2018 xuất khẩu mặt hàng này đạt 455,3 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2017. 7 tháng 2018, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 2,99 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đều có kim ngạch tăng trong 8 tháng qua.
Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, nhiều doanh nghiệpngành gỗ đã nhận kín đơn hàng nên mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2018 là hoàn toàn khả thi.
Nhu cầu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu giảm trong những tháng đầu năm 2018, theo thống kê từ Trademap, 4 tháng đầu năm 2018, trị giá nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu đạt 904 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này trên toàn thế giới, với trị giá nhập khẩu chiếm tới 36% tổng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng toàn cầu, tuy nhiên, trị giá nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Hoa Kỳ giảm mạnh.
Chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính là rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu, kéo theo những tác động tiêu cực lên niềm tin, tâm lý doanh nghiệp và làm thay đổi định hướng hoạt động đầu tư trong tương lai, là nguyên nhân chính khiến nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu có xu hướng giảm.
Cũng theo số liệu thống kê từ Trademap, trị giá nhập khẩu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu trong giai đoạn năm 2013-2017 trung bình mỗi năm đạt trên 3,4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,5%/năm. Theo đó, mặt hàng đồ nội thất văn phòng của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển, do xuất khẩu của mặt hàng này vẫn còn hạn chế so với nhu cầu nhập khẩu toàn cầu.
Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2018 còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu khác như: Dăm gỗ; Gỗ, ván và ván sàn; Cửa gỗ; Đồ gỗ mỹ nghệ cũng duy trì mức tăng khá.
Chỉ số phát triển toàn ngành những năm gần đây luôn được duy trì ở mức 8-15%, tương ứng kim ngạch bình quân tăng trưởng hơn 440 triệu USD mỗi năm.
Cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. 10 năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng mạnh, từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên 7,66 tỷ USD vào năm 2017, đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới.
Năm 2017, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7,66 tỷ USD tăng 12% so với năm 2016, với giá trị xuất siêu đạt 5,48 tỷ USD, tăng 7,8%.
Trong nhóm hàng này, riêng sản phẩm gỗ chiếm 74,5% tổng kim ngạch, đạt 5,71 tỷ USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước.
Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống khác cũng tăng như: xuất sang Trung Quốc tăng 5%, đạt 1,07 tỷ USD; sang Nhật Bản tăng 4,4%, đạt 1,02 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 15,9%, đạt 665,24 triệu USD.
Sự phất lên của ngành gỗ xuất khẩu cũng được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị lớn hơn nữa trong những năm tới.
Tại Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” diễn ra đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả vừa qua của ngành, đồng thời Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chính phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản. “Sao cho trong 10 năm tới, ngành này phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế đất nước. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới”, Thủ tướng yêu cầu.
Cụ thể, mục tiêu trước mắt cho năm 2018 là phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 9 tỷ USD 2019 đạt 10-11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-23 tỷ USD, tới năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD.
Để đạt được những mục tiêu kể trên, Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành chế biến gỗ và lâm sản vẫn phải khắc phục những hạn chế về quy mô doanh nghiệp nhỏ, chất lượng gỗ nguyên liệu thấp, gỗ có chứng chỉ chiếm tỷ lệ chưa cao, sản phẩm xuất khẩu thô, giá trị thấp như dăm gỗ còn nhiều, đặc biệt, liên kết chuỗi còn hạn chế
Thế Hoàng
( Theo baodautu.vn)
- Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá
- Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ: Đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD năm 2025
- Ngành chế biến gỗ Việt Nam hướng đến sản xuất có bản quyền
- Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
- Đạt trên 5 tỷ USD, xuất khẩu lâm sản tăng trưởng ngoạn mục
- Ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất, nhập khẩu lâm sản
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phản đối thông tin cáo buộc của EIA về gỗ nhập khẩu từ Campuchia.
- Ngành gỗ gỡ khó nguyên liệu đầu vào để về đích
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 101
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 100
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh